Những năm gần đây, việc triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn trong phát triển các loại hình du lịch. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.




Người dân xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) lưu giữ nghề vẽ sáp ong, tạo thành sản phẩm độc đáo cho du khách trải nghiệm.

Hòa Bình hiện có trên 76% số dân sống ở khu vực nông thôn, nơi có nhiều dân tộc thiểu số còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Đây là những lợi thế để phát triển du lịch nông thôn. Theo Sở VH-TT&DL, những năm gần đây, Chương trình phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được đẩy mạnh, khai thác hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn. Nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa sinh thái nông nghiệp độc đáo, chất lượng đã được khai thác bài bản, có định hướng. Toàn tỉnh hiện có trên 20 xóm, bản du lịch cộng đồng của các dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông với gần 200 homestay kinh doanh lưu trú và các dịch vụ phục vụ du lịch khác đã thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, trải nghiệm.

Trên địa bàn tỉnh có 3 loại hình du lịch nông thôn đang phát triển: du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái. Trong đó, du lịch cộng đồng được quan tâm đầu tư, hoạt động hiệu quả, phát triển tương đối nhanh như các mô hình: du lịch cộng đồng hoạt động theo hợp tác xã tại bản Lác, bản Hang Kia (Mai Châu); du lịch cộng đồng theo chi hội du lịch cộng đồng tại các xóm Mu, Khướng, Mòn, Sát Thượng (Lạc Sơn); du lịch cộng đồng theo công ty cổ phần tại các xóm Ké, Đức Phong, Sưng (Đà Bắc). Hay mô hình doanh nghiệp du lịch liên kết hợp đồng thống nhất phân chia lợi nhuận với các hộ gia đình khai thác kinh doanh du lịch cộng đồng tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc). 

Xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc), nơi sinh sống của trên 70 hộ dân tộc Dao vốn thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã. Nhờ phát triển du lịch cộng đồng, xóm đã thực sự đổi thay, đời sống của người dân được cải thiện, nâng cao. Theo trưởng xóm Sưng Lý Văn Nghĩa, trước khi phát triển du lịch cộng đồng, hầu hết các hộ trong xóm đều thuộc diện nghèo. Nhờ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xóm được đầu tư các hạ tầng thiết yếu. Đặc biệt, phát triển du lịch không chỉ đem lại thu nhập cho người dân, mà từ đó bà con còn có ý thức bảo tồn văn hoá, cảnh quan và giữ gìn môi trường văn minh hơn.  



Phát triển du lịch cộng đồng giúp xóm Luỹ Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) bảo tồn được văn hoá truyền thống của dân tộc Mường.

Xóm Luỹ Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Đây là một trong 5 xóm, bản du lịch cộng đồng trong tỉnh được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP. Phát triển du lịch cộng đồng đã và đang đem lại chuyển biến tích cực trong bảo tồn bản sắc văn hoá, xây dựng nông thôn mới ở bản Mường cổ này. Luỹ Ải có nhiều tiềm năng khi nằm ở trung tâm vùng Mường Bi, có giao thông thuận lợi, xóm còn lưu giữ những nét văn hoá đặc trưng của người Mường. Thời gian đầu, việc phát triển du lịch nơi đây gặp không ít khó khăn nhưng  việc xây dựng tiêu chuẩn OCOP đã có những tác động tích cực. Ông Đinh Công Lon, xóm Luỹ Ải chia sẻ: Tham gia xây dựng xóm đạt tiêu chuẩn OCOP giúp chúng tôi nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Xóm sẽ tiếp tục khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Mường để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.  

Theo Sở VH-TT&DL, bên cạnh các loại hình du lịch nông thôn, trên địa bàn tỉnh còn có các trang trại, khu sản xuất nông nghiệp cung cấp sản phẩm phục vụ du khách. Tiêu biểu như rau hữu cơ ở Tân Lạc, cam Cao Phong, gà Lạc Thủy, khu nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình. Tại các địa phương cũng đã hình thành một số mô hình trang trại phục vụ nghỉ dưỡng và trải nghiệm. Năm 2024, các địa phương đang tập trung triển khai, hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP du lịch nông thôn đạt điểm du lịch OCOP từ 3 sao trở lên. Bên cạnh đó, xây dựng quà lưu niệm, đồ trang trí thổ cẩm của hợp tác xã Hoa Ban, xóm Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu); xây dựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh các di tích văn hóa, lịch sử tỉnh Hòa Bình gắn với du lịch nông thôn tại các huyện Cao Phong, Tân Lạc.


Viết Đào

Các tin khác


Huyện Tân Lạc - nhiều khó khăn trong thực hiện tiêu chí thu nhập

Tiêu chí số 10 về thu nhập được đánh giá là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đối với các xã trên địa bàn tỉnh. Ðến nay, huyện Tân Lạc còn nhiều xã chưa đạt tiêu chí này. Với những xã đã đạt chuẩn NTM thì việc giữ vững tiêu chí cũng gặp không ít khó khăn.

Huyện Lạc Thuỷ: Trên 95% hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, huyện Lạc Thuỷ đã lồng ghép Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Đồng thời, huyện có những chính sách ưu đãi, chính sách tín dụng, khuyến khích đầu tư công trình cấp nước tập trung nông thôn.

Phân bổ trên 80 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tính đến hết tháng 7, UBND tỉnh đã giao chi tiết 80.206,56 triệu đồng (ngân sách Trung ương 57.290,4 triệu đồng; ngân sách tỉnh 22.916,16 triệu đồng). Trong đó, đợt 1 phân bổ 18.805,5 triệu đồng; đợt 2 là 2.487,1 triệu đồng; đợt 3 là 58.913,96 triệu đồng.

Huyện Kim Bôi nhiều áp lực trong đầu tư hạ tầng giao thông

Đến nay, huyện Kim Bôi mới có 7/16 xã hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là tiêu chí rất khó đối với các xã trên hành trình phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025.

Cao Phong tăng tốc thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới

Hướng đến mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025, huyện Cao Phong đang tăng tốc thực hiện các tiêu chí chưa đạt, gồm: Y tế - văn hóa - giáo dục (tiêu chí 5); kinh tế (tiêu chí 6); môi trường (tiêu chí 7); chất lượng môi trường sống (tiêu chí 8). Đến nay, huyện đã đạt 5/9 tiêu chí, gồm: Quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; hệ thống chính trị - an ninh trật tự - hành chính công.

Nâng cao năng lực làm chủ kinh tế cho phụ nữ

Phát triển kinh tế, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho hội viên là mối quan tâm, nhiệm vụ hàng đầu của các cấp hội phụ nữ trong tỉnh những năm qua. Theo đó, hội phụ nữ các cấp bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực đã phát huy vai trò kết nối, khai thác nguồn lực, tích cực đồng hành, hỗ trợ hội viên, phụ nữ (HVPN) phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng và ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục