Tỉnh Hòa Bình hiện có 134 hợp tác xã (HTX) hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, chiếm 26,8% tổng số HTX. Trong đó, 42 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 10 HTX xây dựng; 13 HTX điện năng; 20 HTX thương mại, dịch vụ; 6 HTX dịch vụ vệ sinh môi trường; 14 HTX vận tải; 10 HTX du lịch; 19 HTX loại hình khác.
Những năm gần đây, các hợp tác xã dệt thổ cẩm truyền thống hoạt động hiệu quả, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường. Ảnh: Sản phẩm dệt thổ cẩm của người dân xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) được hợp tác xã tiêu thụ và thị trường đón nhận.
Các HTX phi nông nghiệp thu hút trên 2.000 thành viên, tạo việc làm cho khoảng 6.900 người lao động; lợi nhuận bình quân 6 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 131 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân của người lao động ước đạt 5,84 triệu đồng/người/tháng.
Theo UBND tỉnh, 100% HTX phi nông nghiệp đã hoàn thành việc chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của Luật HTX năm 2012, từ đó có nền tảng vững chắc để phát triển. Nhìn chung, các HTX phi nông nghiệp khá đa dạng ngành nghề, hoạt động phù hợp tình hình thực tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay, toàn tỉnh có 114/129 xã đạt tiêu chí số 13.
P.V
Thời gian qua, huyện Yên Thủy tập trung nguồn lực, từng bước đầu tư, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Xác định đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) có vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, xã Phú Lai (Yên Thuỷ) tích cực thực hiện và giữ vững tiêu chí ANTT, góp phần xây dựng địa bàn an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và vì sự bình yên của Nhân dân.
Tiêu chí số 10 về thu nhập được đánh giá là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đối với các xã trên địa bàn tỉnh. Ðến nay, huyện Tân Lạc còn nhiều xã chưa đạt tiêu chí này. Với những xã đã đạt chuẩn NTM thì việc giữ vững tiêu chí cũng gặp không ít khó khăn.
Thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, huyện Lạc Thuỷ đã lồng ghép Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Đồng thời, huyện có những chính sách ưu đãi, chính sách tín dụng, khuyến khích đầu tư công trình cấp nước tập trung nông thôn.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tính đến hết tháng 7, UBND tỉnh đã giao chi tiết 80.206,56 triệu đồng (ngân sách Trung ương 57.290,4 triệu đồng; ngân sách tỉnh 22.916,16 triệu đồng). Trong đó, đợt 1 phân bổ 18.805,5 triệu đồng; đợt 2 là 2.487,1 triệu đồng; đợt 3 là 58.913,96 triệu đồng.
Đến nay, huyện Kim Bôi mới có 7/16 xã hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là tiêu chí rất khó đối với các xã trên hành trình phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025.