Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) vừa tổ chức Tọa đàm "Kiều bào với biển đảo Việt Nam”.



Các cán bộ chiến sĩ Vùng 2 Hải quân cùng các nhà báo, phóng viên trên tàu Trường Sa 19 vẫy chào cán bộ chiến sĩ trên Nhà giàn DK1/15 (Phúc Nguyên). Ảnh (tư liệu) minh họa: Thành Đạt/TTXVN

Chương trình tạo cơ hội để bà con kiều bào từ khắp nơi trên thế giới giao lưu với các cán bộ và chiến sỹ hải quân, ôn lại kỷ niệm về những chuyến thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Đây cũng là dịp triển khai cụ thể Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam nước ngoài. 

Chương trình có sự tham gia của cán bộ và chiến sỹ Quân chủng Hải quân - những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại Trường Sa và đồng hành cùng đoàn kiều bào trên hải trình thăm đảo, cùng đông đảo kiều bào dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 30 điểm cầu tại Việt Nam và trên thế giới. 

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết, đây là hoạt động có ý nghĩa, tiếp nối chuỗi hoạt động Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường huyền thoại với những chiến công hiển hách của nhân dân ta và lực lượng hải quân anh hùng.

"Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng, tối thượng đối với mỗi quốc gia. Do đó, nhân dân trong nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài luôn quan tâm và thể hiện tình cảm sâu nặng đối với các lực lượng cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ biển trời, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh. Do đó, nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của kiều bào ta ở nước ngoài, kể từ năm 2012 đến năm 2019, Ủy ban Nhà nước về người nước ngoài đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức 8 đoàn với sự tham gia của gần 600 lượt kiều bào đi thăm và động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1.

Theo Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu, mỗi chuyến thăm đều để lại những tình cảm ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt, bà con thường hay gọi, "đến với Trường Sa, Nhà giàn DK1 đã trở thành hành trình của trái tim". Những năm qua, việc tổ chức các đoàn đi thăm Trường Sa, Nhà giàn DK1 đã góp phần tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Đây cũng là dịp để kiều bào ta ở nhiều nơi trên thế giới gặp gỡ, giao lưu và kết nối, tạo sự gắn kết với nhân dân trong nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và dân tộc. Đến với Trường Sa và Nhà giàn DK1, bà con cũng được tận mắt chứng kiến những đổi thay trên các đảo nổi, đảo chìm và cảm nhận được ý chí quyết tâm của quân và dân ta trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, từ đó khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào dân tộc, sự gắn bó tình cảm và trách nhiệm của kiều bào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu bày tỏ vui mừng nhận thấy, sau mỗi chuyến đi, đồng bào ta đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như thành lập các câu lạc bộ Trường Sa tại Đức, Ba Lan, Séc...; thành lập quỹ về chủ quyền biển đảo tại Hàn Quốc, Singapore...; sau đó, bà con tự tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn về Biển Đông, xuất bản và sưu tập sách, tranh ảnh về Trường Sa, biển đảo, Biển Đông...

Từ năm 2012 đến nay, theo thống kê không đầy đủ, bà con đã đóng góp cho quần đảo Trường Sa khoảng hơn 10 tỷ đồng, trong đó có 1 xuồng chủ quyền trị giá hơn 3 tỷ đồng và hơn 3 tỷ đồng vào Quỹ Vì biển đảo Việt Nam cùng nhiều hiện vật trị giá trị khác. Trong các năm 2020, 2021, do tác động của đại dịch COVID-19, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài không thể tổ chức những chuyến đi như những năm trước đó. Tuy nhiên, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên nhận được đóng góp ý nghĩa cả về vật chất, tinh thần của đồng bào ta ở nước ngoài. 

Nhấn mạnh, "bà con ta luôn dành những tình cảm tốt đẹp nhất hướng về quê hương, hướng về biển đảo, hướng về Tổ quốc”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng bày tỏ hy vọng rằng thời gian tới, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát và điều kiện cho phép, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục tổ chức những chuyến đi ý nghĩa.

Đồng quan điểm, Thượng tá Nguyễn Huy Kiêm (Cục chính trị Bộ Tư lệnh Hải quân) chia sẻ những cảm xúc khi đưa bà con kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1. "Ánh mắt bà con từ khi đi xuống tàu đến khi kết thúc chuyến đi thể hiện niềm tin mãnh liệt vào chủ quyền biển đảo, bộ đội hải quân; thể hiện tinh thần yêu nước, khát vọng Việt Nam và tinh thần luôn hướng về biển đảo. Hình ảnh đó trong tôi còn nguyên giá trị”, Thượng tá Nguyễn Huy Kiêm nhấn mạnh. 

Thượng tá Nguyễn Huy Kiêm cho biết, thông qua các chuyến đi, bà con kiều bào hiểu rõ hơn chủ quyền biển đảo, sự trưởng thành lớn mạnh của hải quân, đặc biệt đồng thuận với quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong bảo vệ chủ quyền biển đảo; phản bác lại luận điệu chưa đúng, chưa đầy đủ về biển đảo của chúng ta. 

Bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, của cộng đồng người Việt Nam trên khắp thế giới đã dành cho bộ đội hải quân thời gian qua, Thượng tá Nguyễn Huy Kiêm khẳng định: "Các cán bộ, chiến sỹ hứa với nhân dân, với bà con kiều bào rằng trong bất luận điều kiện hoàn cảnh nào bộ đội hải quân cũng tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo”.

Tại hai phiên chia sẻ "Câu chuyện Trường Sa” và "Hiệu ứng lan tỏa”, các kiều bào, cán bộ và chiến sỹ Quân chủng Hải quân đã có dịp ôn lại những kỷ niệm sâu đậm trong hành trình đi thăm Trường Sa và Nhà dàn DK1. Các ý kiến chia sẻ đã lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt đối với các chiến sỹ, các lực lượng đang ngày đêm canh gác tại Trường Sa thân yêu, tích cực đóng góp cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển đảo. 

Các kiều bào bày tỏ sự tin tưởng vào chủ trương của Đảng và Nhà nước kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc; thể hiện sự trân trọng, cảm phục trước những đóng góp, hy sinh và tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của cán bộ, chiến sỹ Trường Sa. 

Trước cuộc Tọa đàm, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài còn tổ chức trưng bày ảnh về Trường Sa và Nhà giàn DK1.

                             Theo Baotintuc

Các tin khác


Vùng Cảnh sát biển 2 hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển

Sau 3 năm thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam” đến nay, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền và lực lượng chức năng các tỉnh, thành phố trên địa bàn quản lý thực hiện tốt việc kết hợp triển khai nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát duy trì pháp luật với tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân đánh bắt trên biển.

Dũng cảm, sáng tạo đưa tàu cập bến

Từ năm 1962 đến 1968, ông Phan Nhạn đã 15 lần cùng đồng chí, đồng đội thực hiện hải trình trên Đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại vượt biển, trên các con tàu không số để đưa hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam.

Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tây Nam Tổ quốc

"Đoàn tàu không số”, với đường Hồ Chí Minh trên biển trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam như một "huyền thoại”.

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Quang Đạo giữ chức Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nhân sự Cảnh sát biển Việt Nam.

Bến Vàm Lũng - điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên biển

(HBĐT) - Khu di tích lịch sử Bến Vàm Lũng cách TP Cà Mau gần 100 km theo hướng quốc lộ 1 về phía Nam, thuộc thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Nơi đây ghi nhận những chiến công thầm lặng của các chiến sỹ trên "Ðoàn tàu không số” đã vượt hàng nghìn km đường biển để chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bến B22-mắt xích quan trọng của Đường Hồ Chí Minh trên biển

Di tích quốc gia Bến tiếp nhận vũ khí Trà Vinh-Bến B22 là niềm tự hào của quân dân Trà Vinh vì đã trở thành mắt xích quan trọng của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Bia tưởng niệm vươn cao trong nắng mới, là lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh kiên cường của cha ông ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục