(HBĐT) - Khu di tích lịch sử Bến Vàm Lũng cách TP Cà Mau gần 100 km theo hướng quốc lộ 1 về phía Nam, thuộc thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Nơi đây ghi nhận những chiến công thầm lặng của các chiến sỹ trên "Ðoàn tàu không số” đã vượt hàng nghìn km đường biển để chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Cấp ủy, chính quyền và Đoàn Thanh niên xã Hợp Tiến (Kim Bôi) lồng ghép tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam đến đoàn viên thanh niên và Nhân dân thông qua hình thức tổ chức hội trại.
Với địa hình hiểm trở, cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, bên trên là những cánh rừng đước, rừng mắm che phủ tạo điều kiện lý tưởng cho các chiến sỹ cách mạng dễ dàng vận chuyển và cất giấu vũ khí. Nơi đây, vào ngày 16/10/1962, con tàu mang mật hiệu "Phương Ðông 1” do thuyền trưởng Lê Văn Một chỉ huy, đồng chí Bông Văn Dĩa làm chính trị viên, chở theo hơn 30 tấn vũ khí đã cập bến an toàn, mở ra tuyến đường vận tải quân sự trên biển Ðông, với tên gọi "Ðường Hồ Chí Minh trên biển”. Tàu cập bến bị cạn, Nhân dân Rạch Gốc vận động 65 lực lượng cùng với các đồng chí chi bộ địa phương tận dụng 12 chiếc ghe, khẩn cấp vận chuyển kịp thời 30 tấn vũ khí đến kho cất giữ an toàn. Chiếc tàu chở vũ khí được Nhân dân ngụy trang cất giấu. Ðây là sự đóng góp tích cực của Nhân dân Rạch Gốc bảo vệ vũ khí của Ðảng. Từ đấy, vùng đất Năm Căn trở thành nơi tiếp nhận vũ khí từ T.Ư về cho chiến trường miền Tây Nam Bộ. Sau khi sự kiện tàu "Phương Ðông 1” về bến thành công, những con tàu "Phương Ðông 2”, "Phương Ðông 3”, "Phương Ðông 4” tiếp tục cập Bến Vàm Lũng để đưa hàng trăm tấn vũ khí từ miền Bắc chuyển vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Tính đến cuối năm 1970, Bến Vàm Lũng đã tiếp đón trên 70 chuyến tàu với hơn 4.400 tấn vũ khí, đạn dược.
Di tích lịch sử Bến Vàm Lũng cũng gắn liền với sự kiện ra đời của đơn vị quân đội mang phiên hiệu "Ðoàn 962” (được thành lập ngày 19/9/1962) với nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các chuyến tàu vào, ra bến bãi, bí mật tiếp nhận, cất giấu vũ khí và vận chuyển vũ khí đến các đơn vị quân giải phóng phục vụ chiến đấu. Ðoàn 962, sau này là Trung đoàn 962 đã 2 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân”.
Hiện nay, khu di tích lịch sử Bến Vàm Lũng đã được phục dựng khang trang với hệ thống tượng đài, vườn hoa, nhà trưng bày… trở thành địa điểm thăm quan, du lịch về nguồn cho Nhân dân trong và ngoài tỉnh. Với bề dày truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng, giai thoại về những chiến công thầm lặng của "Ðoàn tàu không số”, dấu ấn về những chiến công của quân, dân Rạch Gốc, của các chiến sỹ Ðoàn 962 anh hùng góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân 1975. Di tích lịch sử Bến Vàm Lũng có nhiều tiềm năng để khai thác phục vụ phát triển du lịch, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Thanh Sơn
Bộ Giao thông vận tải vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(HBĐT) - Mãi sau này, khi non sông Việt Nam nối liền một dải, nhiều người vẫn chưa biết tới một địa danh bí mật nằm trong bán đảo Đồ Sơn - đó là bến K15, nơi xuất phát của những "chuyến tàu không số", gắn liền với đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại.
Cuộc
thi trực tuyến tìm hiểu "Biên cương Tổ quốc tôi” do Ban Tuyên giáo Trung
ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương; Bộ Ngoại giao; Bộ Giáo dục
và Đào tạo; Bộ Công an; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Tổng cục Chính trị
QĐND Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam; Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức. Dưới đây là thể lệ Cuộc thi
trực tuyến tìm hiểu "Biên cương Tổ quốc tôi”.