Sáng 21-4, Biên đội Tàu 261, 263 thuộc Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cập cảng kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 45 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Tàu hải quân hai nước trên tuyến tuần tra chung
Trước đó, từ ngày 19 đến 20-4, Biên đội Tàu 261, 263 thuộc Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam và Biên đội Tàu 521, 526 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã tiến hành tuần tra chung trên vùng biển giáp ranh Việt Nam-Thái Lan.
Hai bên đã thực hiện thủ tục chào nhau trên biển giữa tàu hải quân các nước ASEAN (Hello ASEAN); trao đổi thông tin, thông báo mục tiêu; ngăn chặn các hoạt động nghề cá bất hợp pháp; luyện tập cờ tay, ánh đèn, tìm kiếm cứu nạn và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử cho cuộc gặp bất ngờ trên biển của hải quân các nước Tây Thái Bình Dương (CUES).
Hoạt động tuần tra nhằm duy trì an ninh, trật tự trên vùng biển giáp ranh Việt Nam-Thái Lan, tạo điều kiện cho nhân dân hai nước phát triển kinh tế biển đồng thời tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa hải quân hai nước.
Theo QĐND
(HBĐT) - 47 năm trước, đúng 9 giờ ngày 29/4/1975, cờ Giải phóng tung bay trên đảo Trường Sa. Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam nói riêng, Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
34 năm xa xứ, người cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Trường (64 tuổi, quê ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương), đang sinh sống ở thành phố Topolcony - Cộng hòa Slovakia, không ngơi nỗi nhớ quê hương. Ông đã có dịp 2 lần đi thăm Trường Sa, qua đó góp phần tuyên truyền, lan tỏa tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là về Trường Sa trong cộng đồng người Việt ở một số quốc gia châu Âu.
Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh là chủ trương nhất quán trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định những kết quả phát triển kinh tế biển của nước ta trong thời gian vừa qua, đồng thời nhấn mạnh những mục tiêu, nhiệm vụ mới cho giai đoạn tiếp theo, trong đó, một lần nữa khẳng định vị trí và tầm quan trọng trong phát triển kinh tế biển, đồng thời, nhấn mạnh nhiệm vụ phấn đấu để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.
Vùng biển, đảo Tây Nam của Tổ quốc có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía Nam và cả nước.
Tiếp nối một trong 6 trụ cột trong Quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Thuận được Chính phủ phê duyệt hồi năm 2020, thì phát triển kinh tế biển đa dạng, đa lĩnh vực, khai thác hết hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về biển đã được UBND tỉnh Ninh Thuận xác định rõ qua các kế hoạch đầu tư và phát triển.
Đường dây 220 kV Kiên Bình-Phú Quốc là công trình trọng điểm, mang nhiều ý nghĩa to lớn về kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt đảm bảo nguồn điện ổn định lâu dài phục vụ cho phát triển của thành phố Phú Quốc.