Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác thủy sản hơn 2,36 tỷ đồng theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với ông Lê Thanh Dũng (sinh năm 1980) ở ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành (Kiên Giang).
Tàu cá của ngư dân neo đậu trên vùng biển huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN
Ông Dũng với nghề nghiệp khai thác thủy sản đã thực hiện 20 hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực này đã được cơ quan chức năng xác định rõ xử phạt theo quy định của pháp luật.
Cụ thể là: che giấu chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tháo thiết bị giám sát hành trình trên 9 tàu cá KG-93829-TS, KG-94707-TS, KG-94962-TS, KG-95798-TS, KG-93836-TS, KG-90412-TS, KG-91310-TS, KG-93363-TS, KG-94372-TS mà không có sự giám sát của đơn vị cung cấp, lắp đặt thiết bị; không duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với các tàu cá này; không đăng ký lại tàu cá theo quy định đối với tàu cá KG-95789-TS.
Cùng với đó, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND tỉnh còn tước quyền sử dụng chứng chỉ thuyền trưởng có thời hạn đối với một số thuyền trưởng các tàu cá này theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong quá trình hoạt động khai thác hải sản trên biển, còn nhiều chủ tàu, thuyền trưởng cố tình tháo thiết bị giám sát hành trình gửi trên tàu khác hoặc bè nuôi cá để vượt ranh giới trên biển, vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép. Nhiều chủ tàu, thuyền trưởng cố tình tắt tín hiệu thiết bị giám sát hành trình tàu cá để trốn tránh sự giám sát của lực lượng chức năng, đưa tàu cá đi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
Theo Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh Kiên Giang, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng đã phát hiện 2 thiết bị giám sát hành trình của tàu cá KG-93504-TS và KG-95741-TS để trên bè cá và đã xử lý 2 thuyền trưởng của 2 tàu cá này 58 triệu đồng. Đối với chủ bè cá nhận giữ thiết bị giám sát hành trình tàu cá, Chi cục Kiểm ngư lập biên bản trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi che dấu chứng cứ vi phạm theo quy định 500 triệu đồng.
Tiếp đến, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã hoàn chỉnh hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 1 vụ/3 tàu cá, gồm 1 tàu chở thiết bị giám sát hành trình của 2 tàu khác, 2 tàu cá gửi thiết bị giám sát hành trình, đề xuất xử phạt ông Nguyễn Hồng Em chủ 2 tàu cá KG-94854-TS và KG-92700-TS số tiền 379,5 triệu đồng; xử phạt ông Nguyễn Văn Hải chủ tàu cá KG-61868-TS số tiền 65 triệu đồng.
Cùng đó, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phát hiện tàu cá KG-93524-TS chở 21 thiết bị giám sát hành trình của tàu khác, tạm giữ phương tiện, lập biên bản vi phạm hành chính bàn giao cho UBND tỉnh Kiên Giang xử phạt, bàn giao thiết bị giám sát hành trình cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang xử lý.
Trong quý I/2023, đơn vị chức năng phát hiện gần 900 tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển và đã thực hiện kết nối lại 837 tàu, xử phạt vi phạm hành chính 9 trường hợp; 45 tàu vượt ranh giới trên biển, đã thực hiện cảnh báo, gọi quay về vùng biển Việt Nam 43 tàu.
Theo TTXVN
Bộ đội Biên phòng Cà Mau vừa phát hiện và bắt giữ tàu cá số hiệu TG 91987 TS vận chuyển trái phép khoảng 47.000 lít dầu DO trên vùng biển Tây Nam.
Ước mơ về một ngôi nhà kiên cố, vững chãi của hàng trăm hộ ngư dân ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế đang trở thành hiện thực. Đó là nhờ sự hỗ trợ từ các cấp Hội Chữ thập đỏ địa phương thông qua chương trình "An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”. Từ đây, bà con có thể an cư lạc nghiệp, mạnh dạn vươn khơi, bám biển, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, hưởng ứng phong trào "Tất cả vì biển, đảo Việt Nam”, hiện đang lan tỏa mạnh mẽ ở châu Âu, ngày 19/3 tại thủ đô Paris, Câu lạc bộ yêu biển đảo Việt Nam tại Pháp đã làm lễ ra mắt với sự hiện diện của Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng và bà Cao Hồng Vinh, Trưởng Ban liên lạc người Việt ở châu Âu "vì biển, đảo Việt Nam”.
Ngày 16/3, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm sĩ quan trẻ Cảnh sát biển "xung kích, sáng tạo, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới” nhằm khơi dậy khát vọng cống hiến, bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhiệt huyết, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tuổi trẻ.
Cách đây 35 năm, đúng ngày 14/3/1988, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo tại khu đảo đá Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Những người lính trẻ đầy nhiệt huyết mãi mãi nằm lại biển sâu, nhưng ý chí quật cường của các anh đã trở thành tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiếp nối truyền thống đấu tranh giữ nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Kỷ niệm 35 năm ngày 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam tại đảo Gạc Ma, thuộc Trường Sa của Việt Nam hy sinh để bảo vệ Tổ quốc (14/3/1988 - 14/3/2023), ngày 12/3, tại Đình làng Nại Nam, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu (Đà Nẵng), Ban Liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa tại Đà Nẵng đã tổ chức Lễ dâng hương, thả vòng hoa tưởng niệm, tri ân các liệt sĩ.