Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa dông kèm theo sóng lớn đã làm sạt lở nhiều khu vực bờ biển trên địa bàn khu phố 5, phường An Thới, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người dân.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân cùng người dân gia cố kè bờ biển chống sạt lở.
Trước tình hình trên, sáng 4/9, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đề nghị Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân hỗ trợ triển khai các phương án phòng chống sạt lở khẩn cấp.
Nhận được thông tin, Vùng 5 Hải quân đã điều động gần 50 cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng đến hiện trường phối hợp với các lực lượng tại chỗ tổ chức di chuyển tài sản của người dân ra khỏi vùng sạt lở đồng thời chằng chống nhà cửa, vận chuyển hàng chục khối đá hộc kè bờ biển.
Với tinh thần khẩn trương, tích cực, cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân và các lực lượng đã dầm mình trong mưa rét, sóng lớn nhiều giờ liên tục để kè các khu vực bờ biển bị sụt lún, sạt sở, không để xâm lấn vào sâu trong khu dân cư.
Ông Trần Văn Tiến - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND phường An Thới cho biết: Vào lúc 10 giờ 15 phút ngày 3/9, hiện tượng sạt lở bờ biển bắt đầu diễn ra tại khu vực Bãi Sếp thuộc địa bàn tổ 9, khu phố 5. Khoảng 20 nhà dân nằm sát bờ biển bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong đó, có một số nhà dân đã bị đổ sập.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các lực lượng khắc phục hậu quả thiên tai, giúp người dân ổn định cuộc sống đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, diễn biến sạt lở để kịp thời chỉ đạo, đưa ra các phương án bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân”, ông Trần Văn Tiến nhấn mạnh.
Theo báo Tin tức
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là một trong số ít những đơn vị được thành lập sau công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.
Ngày 27/8, tại buổi gặp gỡ và tiếp xúc với người dân xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn (hay còn gọi là đảo Cù lao xanh), Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã yêu cầu các phương tiện khẩn trương nâng cấp, đảm bảo đủ tiêu chuẩn để người dân xã đảo Nhơn Châu có thể thuận tiện "tiếp cận" với đất liền.
Bình Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có bờ biển dài 192km với vùng lãnh hải rộng 52 nghìn km2 nên giàu tiềm năng về kinh tế; trong đó có ngành công nghiệp năng lượng, nhất là nhiệt điện và năng lượng tái tạo (điện LNG, điện gió, điện mặt trời, đặc biệt điện gió ngoài khơi).
Nhận thấy địa phương có thế mạnh về nguồn lợi nuôi trồng thuỷ sản, nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng bè kết hợp phát triển du lịch, mang lại nguồn thu lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội tại địa phương. Điển hình có hộ gia đình ông Trần Quốc Trung (sinh năm 1970), ngụ ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu.
Phó Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Thanh Tùng cho biết, đơn vị đã hoàn thành việc lập Hồ sơ Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ để trình Hội đồng thẩm định quy hoạch; đồng thời đang trong quá trình hoàn thiện Quy hoạch không gian biển quốc gia.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 5 cảng cá và 1 khu tránh trú bão được chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản. Có một cảng cá đã bị đưa ra khỏi danh sách cảng chỉ định do vi phạm trong xác nhận nguyên liệu.