Tại lễ phát động, đoàn viên thanh niên cả nước đã cùng tham gia gửi thông điệp, cam kết ứng xử văn minh trên mạng xã hội thông qua ứng dụng công nghệ Chatbot AI với 4 quy tắc ứng xử nòng cốt gồm "Tuân thủ; Lành mạnh; An toàn; Trách nhiệm”.
Ngày 14/10, tại Thái Nguyên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức phát động triển khai cuộc vận động "Ứng xử văn minh trên không gian mạng” giai đoạn 2023 - 2030.
Các đại biểu thực hiện nghi thức phát động triển khai cuộc vận động "Ứng xử văn minh trên không gian mạng” giai đoạn 2023 - 2030
Phát biểu tại lễ phát động, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương khẳng định, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi người. Việt Nam những năm qua luôn ở trong top 20 quốc gia có số người dùng internet lớn nhất thế giới với gần 78 triệu người, trong đó chủ yếu là thanh niên.
Dù không gian mạng là một kho tàng thông tin khổng lồ, đem lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực và tác động tới thanh niên nhiều nhất. Một bộ phận thanh niên còn ứng xử thiếu văn minh, thiếu trách nhiệm trên mạng xã hội như: sử dụng ngôn từ, thông tin sai lệch; có hành vi kích động, gây thù hận, bạo lực… Đặc biệt, tình trạng tin giả, tin sai sự thật có chiều hướng gia tăng về số lượng và hoạt động ngày càng phức tạp.
Cuộc vận động "Ứng xử văn minh trên không gian mạng” được triển khai nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đoàn viên, thanh thiếu niên về ý thức, trách nhiệm đối với việc ứng xử với những thông tin trên mạng xã hội, tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý mạng xã hội, nhận diện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, các cá nhân lợi dụng internet, đặc biệt là sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước.
Cuộc vận động được kỳ vọng sẽ là môi trường giúp đoàn viên, thanh thiếu niên chủ động thay đổi, điều chỉnh hành vi để tham gia các hoạt động trên không gian mạng an toàn, lành mạnh.
Các khách mời chia sẻ về về thực trạng việc ứng xử trên không gian mạng ở Việt Nam hiện nay
Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, đồng chí Ngô Văn Cương đề nghị các cấp bộ đoàn tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên, tổ chức cho 100% cán bộ đoàn, đoàn viên cam kết ứng xử văn minh trên không gian mạng thông qua ứng dụng thanh niên Việt Nam; tăng cường các tin, bài viết về thanh niên ứng xử văn minh, các hành động đẹp, tin tốt, chuyện đẹp trên không gian mạng…
Đồng thời, tăng cường các hoạt động tập huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức về truyền thông, xử lý khủng hoảng truyền thông trên không gian mạng cho đội ngũ cán bộ đoàn; tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, trao đổi về mạng xã hội phiên tòa giả định về các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng; tăng cường công tác phối hợp, bảo vệ bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của thanh niên, thiếu niên khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng...
Tại lễ phát động, đoàn viên thanh niên cả nước đã cùng tham gia gửi thông điệp, cam kết ứng xử văn minh trên mạng xã hội thông qua ứng dụng công nghệ Chatbot AI với 4 quy tắc ứng xử nòng cốt gồm "Tuân thủ; Lành mạnh; An toàn; Trách nhiệm” và giao lưu với PGS.TS. Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, diễn viên Thu Quỳnh, Phó Bí thư Chi đoàn Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà báo, chuyên gia Trần Ngọc Long, Báo điện tử Vietnamplus (Thông tấn xã Việt Nam) về thực trạng việc ứng xử trên không gian mạng ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. /.
Theo Báo Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhiều năm qua, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đồng thời thực hiện nghiêm túc các nội dung của Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD). Việt Nam đã bốn lần bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước CERD. Năm 2023, Việt Nam tiếp tục xây dựng Báo cáo quốc gia CERD 5, qua đó khẳng định những thành tựu trong công tác nhân quyền nói chung và bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số nói riêng.
Đây là Chương trình đang được trông chờ, kỳ vọng. Rất mong các đồng chí hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu để chương trình này trở thành một chương trình đúng theo nghĩa của Chương trình Khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân nói riêng; Người đã đưa ra nhiều chỉ dẫn quan trọng về chống chủ nghĩa cá nhân. Trong bối cảnh mới, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng, chống chủ nghĩa cá nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng lớn lao của quần chúng nhân dân.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp yêu cầu của lịch sử.
Xây dựng "thế trận lòng dân” là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, được vận dụng một cách linh hoạt trong thực tiễn cuộc sống. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu cái gì làm trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.
Trong cuộc đấu tranh để bảo vệ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh-hệ thống tư tưởng mang ý nghĩa và giá trị thời đại, thì việc đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn là một trong những giải pháp quan trọng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay. Vấn đề này luôn là cốt yếu nhằm thống nhất những nhận thức chưa đúng, đồng thời phản bác sự xuyên tạc nhằm hạ thấp, phủ nhận những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.