(HBĐT) - Đánh giá cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác cán bộ, là khâu tiền đề, cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ. Đánh giá đúng sẽ phát huy được khả năng của từng cán bộ và đội ngũ cán bộ; ngược lại, đánh giá không đúng sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ quan, đơn vị.
Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra quy hoạch xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Nhận thức việc đánh giá cán bộ là hết sức quan trọng, Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn về công tác đánh giá cán bộ và được luật hóa thành các quy phạm pháp luật của Nhà nước. Nhờ đó, công tác đánh giá cán bộ ngày càng được đổi mới, có nhiều chuyển biến về nội dung, phương pháp so với trước đây. Nhiều cấp ủy đã tổ chức "chấm điểm”, đánh giá cán bộ hàng tháng, thậm chí hàng tuần; đánh giá cán bộ đa chiều... từng bước góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới.
Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị T.Ư lần thứ 7 (khóa XII) thẳng thắn nhìn nhận: "Nhìn tổng thể, đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi. Thực tế, chất lượng cán bộ nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu. Việc đánh giá cán bộ, nhất là người đứng đầu chưa lấy hiệu quả công việc, sản phẩm đầu ra làm thước đo, chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị".
Nghị quyết số 28-NQ/TƯ, ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XIII) về "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới” đã xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng hàng đầu để đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng là phải khắc phục hạn chế, yếu kém, hình thức trong đánh giá cán bộ. Yêu cầu, đánh giá cán bộ phải toàn diện, chặt chẽ, thực chất, khách quan, nhiều chiều. Cùng với phẩm chất, bản lĩnh chính trị, ý thức, trách nhiệm, uy tín trong tập thể, trong nhân dân, phải đặc biệt chú trọng kỹ năng công tác, chất lượng, hiệu quả công việc được giao, bằng sản phẩm, kết quả cụ thể; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Những năm qua, Tỉnh ủy Hòa Bình đã chú trọng thực hiện công tác đánh giá cán bộ theo chỉ đạo của T.Ư. Việc đánh giá cán bộ được vận hành theo nguyên tắc lấy sản phẩm, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị là thước đo năng lực cán bộ, đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển. Qua đó đã có hiệu quả tích cực, nhiều điểm nghẽn được khai thông, nhiều nguồn lực được giải phóng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên rà soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao của cán bộ, công chức gắn với cơ chế đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm đột phá, đặc biệt là việc tháo gỡ khó khăn cho các công trình trọng điểm, các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, gắn với khung thời gian cụ thể, lấy việc hoàn thành, sản phẩm cụ thể để đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân.
Đặc biệt, Tỉnh ủy đã giao các cấp ủy, cơ quan, đơn vị thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Đến nay, một số nhiệm vụ quan trọng được hoàn thành như: đã khởi công dự án cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy và xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội); hoàn thành chỉnh trang đô thị, nhất là chỉnh trang 2 bên bờ sông Đà trong quý II/2023, đưa vào vận hành tuyến phố đi bộ trong Đề án phát triển kinh tế ban đêm thành phố Hòa Bình năm 2023; hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ vướng mắc để triển khai các dự án quan trọng có tác động lan tỏa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tiến độ giải phóng mặt bằng đường liên kết vùng (đoạn huyện Kim Bôi) đang được đẩy nhanh, bàn giao cho chủ đầu tư, phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2023; giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế Mường Chiềng (Đà Bắc)…
Đánh giá cán bộ bằng sản phẩm là một bước đột phá, giúp công tác này thực chất hơn, sử dụng cán bộ chuẩn hơn. Đây cũng là biện pháp quan trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Để công tác đánh giá cán bộ bảo đảm thực chất, cần kết hợp đánh giá định tính với đánh giá định lượng, đánh giá theo chỉ tiêu cam kết, định kỳ đối chiếu với chương trình hành động của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương. Cùng với hiệu quả công tác, thực hiện lấy tín nhiệm của nhân dân làm thước đo uy tín của người đứng đầu. Những giải pháp đó cần được cụ thể hóa thành các quy định, quy trình, tiêu chuẩn cụ thể, tạo cơ sở vững chắc cho công tác đánh giá và sử dụng cán bộ; tiếp tục thực hiện công tác cán bộ chặt chẽ và thực chất hơn; lấy chất lượng, hiệu quả công việc, sản phẩm cụ thể để đánh giá, xếp loại thi đua của cán bộ, tạo chuyển biến trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đột phá, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Bài 1: Sự lãnh đạo của Đảng là yêu cầu tất yếu
Trải qua chặng đường 98 năm hình thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng làm tốt vai trò phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng.
Cách đây 10 năm, Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” xác định: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải đi đôi với việc kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa, xâm nhập các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai và thông tin độc hại”.
(HBĐT) - Thời gian qua, Đảng ủy Khối các cơ quan (CCQ) tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy đảng cơ sở tổ chức thực hiện tốt các chuyên đề xây dựng Đảng có tính thời sự, mang nhiều ý nghĩa, sát với thực tiễn.
Thơ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946-1975) đã thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của ông cha ta trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là những tác phẩm bám sát lịch sử chiến đấu hào hùng của quân dân ta, là bản anh hùng ca bất diệt. Tuy nhiên, vẫn có những người cố ý phủ nhận, xuyên tạc giá trị thơ cách mạng kháng chiến thế kỷ 20 và cho rằng đó chỉ là "thơ minh họa chính trị”. Luận điệu đó vừa phi lý, vừa phi nghĩa nên cần phải phê phán, bác bỏ.
Nhiều năm qua, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đồng thời thực hiện nghiêm túc các nội dung của Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD). Việt Nam đã bốn lần bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước CERD. Năm 2023, Việt Nam tiếp tục xây dựng Báo cáo quốc gia CERD 5, qua đó khẳng định những thành tựu trong công tác nhân quyền nói chung và bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số nói riêng.
Đây là Chương trình đang được trông chờ, kỳ vọng. Rất mong các đồng chí hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu để chương trình này trở thành một chương trình đúng theo nghĩa của Chương trình Khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia.