MTTQ huyện Lạc Sơn tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

MTTQ huyện Lạc Sơn tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

(HBĐT) - Ngày 1/3, Mặt trận Tổ quốc huyện Lạc Sơn đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi, Hiến pháp năm 1992.

 

Các đại biểu nhất trí cao với bản Dự thảo sửa đổi, Hiến pháp năm 1992. Một số ý kiến phân tích, đề nghị làm rõ thêm và chỉnh sửa về nội dung cũng như ý nghĩa của một số từ ngữ được nêu tại một số điều trong Hiến pháp như: Giữ nguyên cụm từ ”Nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân” trong Điều 3 (Sửa đổi, bổ sung Điều 3); Thêm tác giả, năm sáng tác của ca khúc ”Tiến quân ca” trong Điều 13: (Ghép và giữ nguyên các điều 141, 142, 143, sửa đổi, bổ sung điều 145)...

 

 

* Thực hiện Kế hoạch số 70/KH-BTV của HLHPN tỉnh về tổ chức lấy ý kiến của phụ nữ tham gia Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992, Hội LHPN huyện Cao Phong đã triển khai đến 100% cơ sở hội. Việc triển khai lấy ý kiến cán bộ, hội viên được thực hiện lồng ghép trong các cuộc sinh hoạt hội. Có  6.265 phụ nữ, tương ứng với 85% hội viên phụ nữ trong toàn huyện tham  dự các cuộc lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Các hội viên đã cùng nghiên cứu, thảo luận và tham gia ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp trên tinh thần tập thể. Ý kiến đóng góp tập trung vào các nội dung liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của trẻ em, hôn nhân gia đình, quyền bình đẳng giới, vai trò tổ chức hội LHPN Việt Nam

 

Hầu hết các ý kiến đều nhất trí với nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Nghiên cứu  các Điều 15, 17, 28, 38, 39, 40; khoản 1 Điều 6; khoản 2 Điều 62; khoản 3 Điều 66… các hội viên dự sinh hoạt bày tỏ mong muốn: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thể hiện rõ hơn nguyên tắc bình đẳng giới có tính đến đặc thù giới tính; vai trò và thiên chức làm mẹ của phụ nữ và mối liên hệ đặc biệt giữa trẻ em và phụ nữ, nhất là trẻ em gái. Đồng thời, mong muốn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, xã hội, nhà trường và gia đình đối với trẻ em. Hiến pháp quy định rõ địa vị pháp lý để hội thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho các tầng lớp phụ nữ. Đồng thời hỗ trợ phụ nữ phát huy vai trò, tiềm năng, trí tuệ đóng góp cho sự phát triển của đất nước, địa phương, cơ quan, tổ chức và gia đình.

 

 

       

                                                                           Nhóm P.V      

 

 

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu QH tỉnh.
Đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Không có hình ảnh

Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội

Sáng 27/2, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Lãnh đạo chủ chốt TP.Hà Nội nhằm kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Tỉnh đoàn: Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn và đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Ngày 27/2, tại Trung tâm hoạt động TTN đã diễn ra hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2012- 2017. Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn và trên 100 đại biểu là Ủy viên Ủy ban kiểm tra, Ủy viên BCH Tỉnh đoàn khóa XV, Bí thư, Phó Bí thư, đội ngũ báo cáo viên các huyện, thành đoàn, đoàn trực thuộc cán bộ các ban chuyên môn Tỉnh đoàn.

Có 110 ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Theo Tổ giúp việc BCĐ lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh, đến ngày 25/2, đã có 110 ý kiến đóng góp vào Lời nói đầu và 57 điều của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Phát huy được quyền làm chủ của nhân dân

(HBĐT) - Trước hết phải khẳng định rằng bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự phát triển của Đảng, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã thể chế hóa kịp thời những quan điểm chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng. Về cơ bản các ý kiến của cán bộ đoàn và ĐV-TN trong toàn huyện đều nhất trí với các nội dung và bố cục của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng thời góp ý tập trung vào Chương II quy định về “quyền và nghĩa vụ của công dân” và Chương VI quy định về bảo vệ Tổ quốc. Qua nghiên cứu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi có một số ý kiến đóng góp như sau:

Bộ CHQS tỉnh tham gia 17 ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 9/1/3013 của BTV Tỉnh ủy về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Kế hoạch số 02/KH- HĐND ngày 10/1/2013 của HĐND tỉnh, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức quán triệt, triển khai việc lấy ý kiến của Quân nhân tham gia đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã thông qua báo cáo nội dung cơ bản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (do đồng chí Uông Chu Lưu, UVT.Ư Đảng, Phó Chủ tịch QH, Phó Chủ tịch UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ký) và nghiên cứu đề cương, tỷ mỷ so sánh sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Ngày 24/2, khu dân cư 25, phường Chăm Mát (TPHB) tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục