(HBĐT) - Về bảo vệ Tổ quốc (Chương IV): Trên cơ sở những nội dung và bố cục của Chương IV của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp xác định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN làm nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị phải được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, QP-AN và đối ngoại.

 

Hiến pháp khẳng định và làm sâu sắc hơn vai trò nòng cốt của LLVTND trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, sự gắn kết giữa nhiệm vụ đối ngoại với QP-AN trong việc xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện nghĩa vụ quốc tế và góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

 

Về bộ máy Nhà nước: Tiếp tục kế thừa bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp năm 1992, thể chế hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền, Hiến pháp định danh và làm rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; xác định rõ hơn chức năng, thẩm quyền của cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và điều chỉnh lại một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này, bổ sung một số thiết chế hiến định độc lập là Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

 

 

(Còn nữa)

 

 

                                                                         PBĐ-TL (TH)

 

 

Các tin khác

Phòng VH-TT huyện Lạc Sơn xây dựng hệ thống panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu phục vụ công tác tuyên truyền Hiến pháp tại thị trấn Vụ Bản.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về KT-XH, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III): Chương III của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở gộp Chương II -Chế độ kinh tế và Chương III - Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của Hiến pháp năm 1992 nhằm thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II): Tiếp tục làm rõ nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)

(HBĐT) - Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II): Chương II của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến pháp năm 1992 (Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) thành Chương: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đặt trang trọng sau Chương I - Chế độ chính trị. Đồng thời chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các Chương khác của Hiến pháp năm 1992 về Chương này. Sự thay đổi về tên gọi và bố cục này nhằm khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp, thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)

(HBĐT) - Về chế độ chính trị (Chương I): Hiến pháp tiếp tục khẳng định: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (Điều 5). Đây cũng là điểm mới quan trọng so với Hiến pháp năm 1992.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam

(HBĐT) - Về chế độ chính trị (Chương I): Chương I của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sửa đổi tên Chương I của Hiến pháp năm 1992 (nước CHXHCN Việt Nam - Chế độ chính trị) và gộp với Chương XI của Hiến pháp năm 1992 (Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh) vì đây là những nội dung gắn liền với chế độ chính trị của quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục