(HBĐT) - Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II): Chương II của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến pháp năm 1992 (Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) thành Chương: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đặt trang trọng sau Chương I - Chế độ chính trị. Đồng thời chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các Chương khác của Hiến pháp năm 1992 về Chương này. Sự thay đổi về tên gọi và bố cục này nhằm khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp, thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

 

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp mới có những sửa đổi, bổ sung và phát triển quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sau đây: Khẳng định “ở nước CHXHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật” (Điều 14). Quy định này thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức và tư duy trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp bởi vì Hiến pháp năm 1992 chỉ ghi nhận quyền con người về chính trị, dân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội được thể hiện trong quyền công dân (Điều 50). Hiến pháp đã bổ sung nguyên tắc hạn chế quyền phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, quyền con người, quyền công dân có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do QP-AN quốc gia, TTATXH, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Điều 14). Việc hạn chế quyền con người, quyền công dân không thể tùy tiện mà phải “theo quy định của luật”.

 

Hiến pháp khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi tích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 15).

 

 

   (Còn nữa)

       

 

                                                                      PBĐ-TL (TH)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Hiến pháp. Ảnh: NGUYỄN KHANG (TTXVN)
Không có hình ảnh

Họp báo công bố Hiến pháp

Ngày 9-12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 28-11-2013. Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Nghị quyết Quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Tạo sự công bằng, bình đẳng trong chăm sóc y tế

(HBĐT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan quan trọng; chế độ chính trị, quyền con người, đường lối kinh tế, xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường cùng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc...

Quan tâm xây dựng chính sách phát triển các dân tộc thiểu số Việt Nam

(HBĐT) - Tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, kiên trì thực hiện chính sách bình đẳng phát triển toàn diện các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tại điều 5, Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi bổ sung và được thiết kế thành 4 khoản:

Quy định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Công an nhân dân trong Hiến pháp

(HBĐT) - Từ ngày 20/1 đến ngày 27/2, Công an Tỉnh đã tổ chức triển khai lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháo năm 1992. 100% đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, chi hội Luật gia Công an tỉnh đã hoàn thành việc tổ chức hội nghị triển khai đến cán bộ, chiến sĩ. Các ý kiến đóng góp tập trung vào toàn bộ nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trong đó đi sâu góp ý vào Chương IV về Bảo vệ Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục