(HBĐT) - Về KT-XH, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III): Chương III của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở gộp Chương II -Chế độ kinh tế và Chương III - Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của Hiến pháp năm 1992 nhằm thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.
Về kinh tế: Hiến pháp đã làm rõ hơn tính chất, quy mô kinh tế (Điều 50, Điều 51) vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Điều 52), tài sản công thuộc sở hữu toàn dân (Điều 53), việc quản lý và sử dụng đất đai (Điều 54) và bổ sung một điều mới (Điều 55) về quản lý, sử dụng NSNN, dự trữ quốc gia và các nguồn tài chính công khác, cụ thể như sau: Về tính chất mô hình nền kinh tế, trên cơ sở kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp quy định nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện CNH - HĐH đất nước.
Về các thành phần kinh tế: Hiến pháp quy định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo (Điều 51); khẳng định Nhà nước và kinh tế Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hiến pháp không nêu cụ thể các thành phần kinh tế như Hiến pháp năm 1992. Cách thể hiện này phù hợp với tính chất quy định của đạo luật cơ bản, còn tên gọi và vai trò của từng thành phần kinh tế sẽ được xác định trong luật và các chính sách cụ thể của Nhà nước. Hiến pháp quy định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác cạnh tranh theo luật pháp (Điều 51). Lần đầu tiên, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân được ghi nhận trong Hiến pháp (khoản 3, Điều 51). Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, các cơ chế, chính sách tạo ra sự bất bình đẳng.
(Còn nữa)
PBĐ-TL (TH)
Ngày 9-12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 28-11-2013. Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
(HBĐT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan quan trọng; chế độ chính trị, quyền con người, đường lối kinh tế, xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường cùng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc...