(HBĐT) - Là xã vùng cao của huyện Lạc Sơn, cách thị trấn Vụ Bản chừng 15 km, Ngọc Sơn có 8 xóm, 667 hộ và 2.570 nhân khẩu. Qua 5 năm xây dựng NTM, xã mới đạt 10 tiêu chí, trong đó còn bỏ ngỏ tiêu chí khó như giao thông, thu nhập. Tốc độ phát triển kinh tế chậm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa đem lại hiệu quả cao khiến cho việc nâng cao thu nhập của người dân vẫn là bài toán dang dở.

 

Xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) mới cứng hóa được 30% đường liên thôn gây khó khăn cho việc đi lại và giao thương hàng hóa của nhân dân. ảnh: Đường vào xóm Rộc, xã Ngọc Sơn nhỏ hẹp, chưa được cứng hóa.

 

Đồng chí Bùi Văn Hiềng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn chia sẻ: “Ngọc Sơn là xã có xuất phát điểm thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trình độ dân trí chưa đồng đều. Dân cư phân bố không tập trung. Cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng còn ở mức độ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, đặc biệt là đường giao thông và các công trình thủy lợi”. Hiện toàn xã mới chỉ cứng hóa được 30% đường giao thông liên thôn, còn lại chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp. Lúc trời mưa, đường đi lầy lội, trơn trượt, đất, đá lởm chởm gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, đặc biệt là ở xóm Cha, Rộc, Cang, Khú. Gần đây nhất, trong một chuyến đi công tác vào rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, xe ô tô của chúng tôi phải dừng lại tại khu vực xóm Điện do đất, đá gồ ghề, lầy lội vì trời vừa mưa xong khiến cả đoàn phải đi bộ chừng hơn 1 km mới đến được bìa rừng. Giao thông không thuận lợi khiến cho việc giao lưu hàng hóa cũng bị hạn chế. “Ngọc Sơn chủ yếu là trồng ngô vì đường sá đi lại khó khăn nên ngô mất giá. ở vùng thuận lợi giá bán 40.000 đồng/10 kg nhưng ở đây chỉ 36.000 đồng/10 kg là cùng”, đồng chí Chủ tịch UBND xã than thở.

 

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng chưa được đảm bảo do nguồn vốn còn hạn chế và sự trông chờ, ỷ lại của người dân vào sự hỗ trợ từ nguồn vốn Nhà nước. Hiện mới có 2/8 xóm có nhà văn hóa. Các xóm chưa có nhà văn hóa vẫn phải sinh hoạt nhờ vào nhà dân. Tiêu chí trường học chưa đạt chuẩn NTM do mới có 1/3 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia là trường mầm non. Các công trình thủy lợi đã có dấu hiệu xuống cấp, vài năm nay mới có 6% công trình được kiên cố hóa dẫn đến việc chưa chủ  động được nguồn nước tưới tiêu để  phục vụ sản xuất cho bà con. Hiện tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%, tuy nhiên chất lượng đường dây và cột điện không đảm bảo an toàn chiếm khoảng 30% do một số hộ dân phải tự kéo đường điện về nhà.

 

Mặt khác, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm và chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Theo đồng chí Chủ tịch UBND xã, nguyên nhân chính do khí hậu khắc nghiệt dẫn đến việc nhiều cây trồng đã được trồng thử nhưng không đem lại hiệu quả cao. Từ năm 2014, xã đưa vào trồng thử nghiệm nhiều giống cây như: gừng 50 ha, thanh hao 2 ha, xoan lai 30 ha, cà phê 10 ha, hành lá 5 ha... đều không đem lại hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Vì vậy, xã chuyển hết diện tích trồng thử đó tập trung trồng ngô và lạc, nâng tổng diện tích ngô toàn xã lên 225 ha, lạc 15 ha. Mặc dù vậy, xã đang trồng thử 62 ha mía nguyên liệu chuẩn bị thu hoạch và có dấu hiệu khả quan. Bước đầu chuyển đổi được 5 ha trồng ngô sang trồng cây có múi (bưởi da xanh, cam) và 2 ha thanh long.

 

Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã có chiều hướng gia tăng và ở mức khá cao, chiếm 52,25% (tăng 6,25% so với năm 2011). Thu nhập bình quân đầu người tăng không đáng kể, vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung của huyện, đạt 13 triệu đồng/người/năm (tăng 1 triệu đồng so với năm 2011).

 

Trước thực tế đó, xã đưa ra một số giải pháp khắc phục trong thời gian tới: Huy động mọi nguồn lực xây dựng đường giao thông và tu sửa các công trình thủy lợi phục vụ nhu cầu đi lại và sản xuất. Tăng cường trồng cây lương thực phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng (ngô, lạc). Đầu tư mở rộng diện tích trồng mía nguyên liệu. Hướng tới chăn nuôi theo quy mô trang trại, tránh tình trạng nhỏ lẻ như hiện nay. Tăng cường trồng cỏ voi phục vụ chăn nuôi (hiện toàn xã có 3 ha). Mặt khác, phát triển lâm nghiệp, trồng bương, tre lấy măng. Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ và TTCN.

 

 

                                                                   Thanh Sơn

 

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục