(HBĐT) - Đại lễ Phật đản là một trong số các đại lễ quan trọng nhất trong năm của Phật giáo với sự tham gia của hơn 1.000 phật tử. Từ khi Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh được thành lập đến nay, hàng năm, ngày đại lễ này được tổ chức long trọng, đúng theo Phật pháp và quy định của pháp luật. Có mặt tại Đại lễ Phật đản năm 2016 do chùa Hòa Bình Phật Quang tổ chức, chúng tôi đã được Đại đức Thích Đức Nguyên - Trưởng Ban trị sự giáo hội Phật giáo Hòa Bình, trụ trì chùa Hòa Bình Phật Quang chia sẻ: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của một bộ phận nhân dân.

 

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân. Các cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn, tạo điều kiện để việc tổ chức tôn giáo hành giáo đúng pháp luật. Tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện hiện tượng lợi dụng tôn giáo, hoạt động mê tín dị đoan và các sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật. Những hiện tượng đó cần được chấn chỉnh để xây dựng vùng tôn giáo trong sạch.

 

 

Nghi lễ phóng sinh chim bồ câu và thả bóng bay trong Đại lễ Phật đản năm 2016 tại chùa Hòa Bình Phật Quang thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của Phật giáo.

 

Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, số lượng tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng nhanh, hiện chiếm gần 6% dân số toàn tỉnh với trên 48.000 tín đồ, có 320 tín đồ là đảng viên. Cơ sở thờ tự gồm: 12 chùa, 6 nhà thờ xứ, 4 nhà thờ họ. Trong tình hình mới phát sinh nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh những hoạt động ổn định, đúng pháp luật, trên địa bàn tỉnh ta xuất hiện một số hiện tượng đáng lo ngại liên quan đến vấn đề tôn giáo như một số chức sắc, chức việc và tín đồ có thái độ lấn lướt, muốn thoát ly khỏi sự quản lý của chính quyền; lợi dụng hoạt động nhân đạo, từ thiện để truyền đạo trái pháp luật; xây dựng cơ sở thờ tự trái phép; thâu tóm cơ sở thờ tự… Đặc biệt là xuất hiện ngày càng nhiều tôn giáo mới (đạo lạ, tà đạo, không được phép hoạt động) như: hội thánh đức chúa trời mẹ (tại TP Hòa Bình và hiện đã có đơn gửi đến cơ quan chức năng xin cấp đăng ký hoạt động tôn giáo), pháp luân công (xuất hiện tại Yên Thủy), long hoa tam hội (ở TP Hòa Bình), tổ chức thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh (ở Kim Bôi, Yên Thủy, Tân Lạc, Mai Châu). Còn một số hạn chế đối với hoạt động tín ngưỡng là phát sinh những biến tướng mê tín dị đoan như xem quẻ, bói toán…

 

Trước những phát sinh mới, phức tạp đó, ngày 29/6/2016, Tỉnh ủy đã có Quyết định số 245-QĐ/TU về việc ban hành Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,  quản lý của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong tình hình mới.

 

Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, UV BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết: Trong thời gian tới cần tạo sự chuyển biến cơ bản về tư duy, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên về công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tôn giáo. Nắm chắc tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, đưa sinh hoạt tôn giáo vào nền nếp, tuân thủ sự quản lý của chính quyền và các quy định của pháp luật. Giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc, quần chúng tín đồ tôn giáo. Không để các hoạt động tôn giáo trái phép, khiếu kiện đông người hay vượt cấp tạo thành điểm nóng để phần tử xấu, kẻ địch lợi dụng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

Ban Dân vận Tỉnh ủy cũng đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành những mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn như giai đoạn 2016 - 2018, 2019 - 2020 và những năm tiếp theo. Trước mắt, giai đoạn 2016 - 2018 phấn đấu có trên 60% cán bộ Đảng, chính quyền và cán bộ các hội, đoàn thể, CT-XH các cấp được bồi dưỡng kiến thức về công tác tín ngưỡng, tôn giáo; thu hút trên 75% đồng bào có đạo tham gia các tổ chức CT -XH, hội quần chúng; 90% tín đồ các tôn giáo tham gia các phong trào, CVĐ phát triển KT -XH, giữ gìn AN -QP; 85% họ giáo đạt họ giáo tiên tiến… Ban Dân vận Tỉnh ủy cũng tham mưu các giải pháp cụ thể để củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo và nhất là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

                                                                 Dương Liễu

 

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục