Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) vẫn chưa đạt được mục tiêu “từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng” . Đây là vấn đề được Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội chỉ ra trong Báo cáo thẩm tra về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016, trước Quốc hội sáng 28-10. Cần công khai, minh bạch trong cải cách thủ tục hành chính

 

Thẩm tra báo cáo, Chủ nhiệm UBTP Quốc hội Lê Thị Nga trình bày tán thành với nhiều đánh giá của Chính phủ về những chuyển biến tích cực trong việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức, chưa thực sự phát huy hiệu quả.

 

Chủ nhiệm UBTP Quốc hội Lê Thị Nga. Ảnh: quochoi.vn

Đặc biệt, nhấn mạnh về nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính, UBTP cho rằng tình trạng không công khai, lạm dụng yêu cầu bảo mật thông tin để không công khai hoặc có công khai nhưng nội dung không cụ thể, thiếu minh bạch, công khai trong phạm vi hẹp vẫn diễn ra, nhất là trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong công tác tổ chức cán bộ, tài chính, ngân sách nhà nước và giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị… gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.

Dẫn chứng về vấn đề này, Chủ nhiệm Lê Thị Nga nêu, năm 2015, theo báo cáo đánh giá Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) và đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thì các chỉ số về công khai, minh bạch ở địa phương, trách nhiệm giải trình đối với người dân đều đạt thấp nhất kể từ năm 2011; mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước nhiều năm qua hầu như chưa chuyển biến, thậm chí có chỉ số còn giảm đều từ năm 2011 đến năm 2015; các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc yêu cầu cung cấp thông tin…

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2015 số lượng người phải kê khai tài sản, thu nhập rất nhiều (hơn 1 triệu người), tỷ lệ bản kê khai được công khai cũng rất cao (993.127 bản), số trường hợp xác minh tài sản là 414 người nhưng không phát hiện ra vi phạm. Tuy nhiên, qua phản ánh của dư luận và báo chí cho thấy, việc kê khai tài sản, thu nhập, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức, không ít trường hợp kê khai không đầy đủ, thiếu trung thực.

Mặt khác, việc kê khai thu nhập, đặc biệt là thu nhập ngoài lương chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập nhưng mới chỉ dựa vào sự tự giác của người kê khai và chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ và chưa có chế tài đủ mạnh xử lý người kê khai thiếu trung thực. Bên cạnh đó một số cán bộ, công chức, viên chức và người dân ngại va chạm và sợ bị trù dập nên không dám tố cáo khi biết rõ người có chức vụ, quyền hạn kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

Tránh tính trạng lạm quyền để trục lợi trong công tác cán bộ

Liên quan đến việc bổ nhiệm nhân sự, có ý kiến cho rằng, khoản 3 Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành mới chỉ quy định “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về nhân sự, kế toán - tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó”  nhưng lại chưa quy định về việc cấm người đứng đầu bổ nhiệm người thân thích vào vị trí lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, dẫn đến thời gian qua, cử tri bức xúc phản ánh tại một số địa phương có hiện tượng “cả họ làm quan” nhưng vẫn đúng quy trình.

 

Các đại biểu nghe Chủ nhiệm Lê Thị Nga báo cáo tại Quốc hội. Ảnh: Thu Hà

Do đó, UBTP đề nghị Chính phủ chỉ đạo người có trách nhiệm tổng kiểm tra, rà soát và giải trình về các trường hợp cụ thể được phản ánh.

Một số cử tri đề nghị Nhà nước cũng cần tổ chức nghiên cứu, tham khảo, tiếp thu những điểm tiến bộ của Luật về Hồi tỵ đã từng được một số triều đại trong lịch sử Việt Nam áp dụng có hiệu quả. Theo đó, luật này được đặt ra để ngăn chặn tình trạng những người trong một đại gia đình cùng làm quan trong một địa phương dẫn đến dễ câu kết nhau để tham ô, nhũng nhiễu. UBTP cho rằng, đây là những ý kiến rất cần được lắng nghe, quan tâm, nghiên cứu để bảo đảm vừa trọng dụng được nhân tài, vừa tránh tính trạng lạm quyền để trục lợi trong công tác cán bộ.

Đồng tình với đánh giá tình hình tham nhũng; nguyên nhân, tồn tại, hạn chế trong công tác PCTN của Chính phủ, là tham nhũng vẫn đang diễn ra phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến, tính chất rất nghiêm trọng, UBTP cho rằng đánh giá này là đúng với thực trạng hiện nay cũng như phản ánh của người dân, doanh nghiệp và xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế. Tuy nhiên, UBTP cho rằng, báo cáo của Chính phủ trong công tác PCTN chưa chỉ rõ địa chỉ của tồn tại, hạn chế, trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền.

Trong nhiều năm các Báo cáo này vẫn còn biểu hiện nể nang, ngại va chạm, đánh giá chung chung, như: “có một số nơi”, “có một bộ phận”, “một số người đứng đầu”, “một số cơ quan, đơn vị”…. mà không có địa chỉ cụ thể nên không xác định được trách nhiệm cá nhân và không có tác dụng mạnh mẽ để chỉnh đốn, thay đổi. “Quyết tâm chống tham nhũng chỉ nằm trên văn bản, còn hành động trên thực tế lại chưa tương xứng”, Chủ nhiệm UBTP Quốc hội Lê Thị Nga nói.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị: “Phải phân định rõ ràng trách nhiệm tập thể với trách nhiệm của từng cá nhân có thẩm quyền quyết định, tránh tình trạng khi xảy ra sai phạm, không quy được trách nhiệm cá nhân, lấy trách nhiệm tập thể làm nơi lẩn tránh an toàn cho trách nhiệm cá nhân”.

Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu làm rõ về cơ chế kiểm soát quyền lực, đề ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng lạm quyền để trục lợi; đề nghị Chính phủ trong báo cáo công tác PCTN năm 2017, chỉ rõ địa chỉ những bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị làm tốt và chưa làm tốt công tác PCTN để động viên, biểu dương, khen thưởng và xử lý kịp thời.

 

                                                                               Theo QĐND

 

 

 

Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục