Thiệt hại từ phân bón giả và kém chất lượng là rất lớn đối với nền kinh tế nông nghiệp và với 60 triệu nông dân. Vấn đề này đã được nêu ra rất nhiều lần, và các đại biểu tiếp tục chất vấn về vai trò trách nhiệm và giải pháp của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

 

Phân bón giả đang được lưu hành với nhiều thủ đoạn tinh vi

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay cả nước có hơn 60 công ty tổ hợp sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng bán ra thị trường trên 48 tỉnh thành phố trong cả nước. Gần 40 nghìn vụ vi phạm về phân bón giả, kém chất lượng. Thế nhưng, con số này chưa thấm vào đâu so với lượng phân bón giả, kém chất lượng vẫn tuồn ra thị trường, mặc dù cho lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát. Đối tượng phạm pháp thì nhởn nhơ xem thường pháp luật, nhân dân điêu đứng, nhiều gia đình mất vốn để tiếp tục đầu tư sản xuất cho kỳ sau.

Phân bón nhập lậu, phân bón giả tràn lan… đã và đang gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe của nhân dân và môi trường, môi sinh.

Đại biểu Võ Đình Tín (Đác Nông) nhấn mạnh: “Tinh vi hơn, các cơ sở sản xuất phân bón giả không bảo đảm chất lượng của tỉnh này đem bán cho đại lý của tỉnh kia với giá rẻ để thực hiện các hành vi phạm pháp”.

Các đối tượng kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Đại biểu Võ Đình Tín thí dụ, họ gắn nhãn hiệu trên bao bì tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng nhưng bán với giá thấp, trộn hàng giả với hàng thật hoặc áp dụng khuyến mại cho các cửa hàng nhỏ lẻ ở vùng nông thôn.

Tại sao vấn nạn này vẫn chưa được xử lý? Giải pháp như thế nào để lặp lại trật tự thị trường phân bón? Trách nhiệm này thuộc về tổ chức, cá nhân nào? Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã xử lý hành chính bao nhiêu vụ, cơ quan điều tra bao nhiêu vụ vi phạm? - Đại biểu Võ Đình Tín nêu hàng loạt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng đặt câu hỏi: Mặc dù đối với phân bón vô cơ chưa phát hiện được sai phạm tuy nhiên các chuyên gia vẫn cho rằng có đến 30 – 40% tỷ lệ phân bón vô cơ là giả và kém chất lượng. Vậy thì trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ quản lý về phân bón vô cơ ở đây được xác định như thế nào?

Ngoài bộ Công thương, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cũng đề nghị Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời thêm về vấn đề này.

Trách nhiệm quản lý giữa hai bộ có sự chồng chéo, kém hiệu quả

Trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận có sự tồn tại những sai phạm và vi phạm trong hoạt động kinh doanh phân bón, đặc biệt là phân bón giả, kém chất lượng. Bộ Công Thương đã tổ chức, kiểm tra trong tháng 5 và tháng 6 đã có phát hiện một số vi phạm trong chứng nhận và sản xuất phân bón nên đã ban hành quyết định rút giấy phép. Biện pháp trước mắt là sắp tới là sẽ hoàn thành sớm về quy chuẩn, phân cấp về quản lý tại các địa phương, xem xét trách nhiệm, chính quyền địa phương và kinh doanh phân bón.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hiện nay, mặt hàng phân bón vô cơ thì giao Bộ Công thương quản lý nhưng phân hữu cơ lại thuộc trách nhiệm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dẫn đến tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả. Trong khi thị trường có quá nhiều loại phân bón và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hơn 5.000 loại, Bộ Công thương là hơn 5.700 nên khó quản lý.

Tham gia trả lời chất vấn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng nêu ra những bất cập trong quản lý phân bón. Theo bộ trưởng, có sự bất cập về định hướng sử dụng phân bón. Cho đến nay, hằng năm, chúng ta sử dụng vào khoảng 10 đến 11 triệu tấn phân bón. Khả năng trong nước sản xuất được tám đến chín triệu tấn, nhập khẩu khoảng hai đến 2,5 triệu tấn. Những dạng phân bón chúng ta phải nhập khẩu là: 960 nghìn tấn phân kali, riêng loại này bắt buộc phải nhập khẩu vì chúng ta không có. Phân DAB và phân SA là hai dạng phân hỗn hợp công nghệ cao mà cho một số đối tượng cây trồng. Còn lại là chúng ta tự sản xuất được.

Vấn đề bất cập lớn nhất hiện nay trong định hướng sử dụng là trong tổng số 11 triệu tấn phân đó thì phân hữu cơ chỉ được sử dụng một triệu tấn, còn lại phân hóa học chúng ta sử dụng đến 90%, tức là khoảng 10 triệu tấn. Đây là bất cập lớn nhất đã làm cho nông sản của chúng ta không sạch, chất lượng không cao; ô nhiễm môi trường; giảm độ phì của đất. Nếu cứ để tình trạng này lâu dài thì chắc chắn nông nghiệp của chúng ta giá trị không thể cao được. Do đó, chúng ta phải định hướng lại cái sử dụng phân bón theo hướng hữu cơ.

"Tình trạng này kéo dài, giá hàng nông sản không thể cao được. Phải định hướng lại sử dụng phân bón hữu cơ", Bộ trưởng Cường quả quyết.

Kiến nghị “quy về một mối”

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải trình, khi áp dụng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chuyển cơ chế quản lý danh mục sang tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia... đã "đẻ" ra một số bất cập: cơ quan quản lý phải có một bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn, nên cần thời gian chứ không thể xây dựng một lúc có thể bao quát hết.

Mặt hàng phân bón phân chia 2 bộ quản lý: Bộ Nông nghiệp quản lý phân bón hữu cơ, còn phân bón vô cơ do Bộ Công Thương quản lý. Đây là khoảng trống, nếu hai bộ phối hợp không tốt sẽ là kẽ hỡ phát tác hoạt động gian dối.

Ông Cường đề nghị, nên tập trung về một mối quản lý thống nhất mặt hàng phân bón. Ngoài ra, tập trung sửa đổi các văn bản pháp luật quản lý phân bón phù hợp hơn với thực tế. Song song đó, ban hành bộ tiêu chuẩn quy chuẩn về quản lý chất lượng phân bón, đồng thời chấn chỉnh cơ quan quản lý nhà nước về phân bón.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho biết, Bộ đã có nhiều đợt phối hợp làm việc và đề xuất Chính phủ giao việc quản lý cho một cơ quan duy nhất. Đồng thời, Bộ Công thương đang xây dựng và hoàn chỉnh bộ quy chuẩn quốc gia về phân bón.

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục