(HBĐT) - Đối với những xóm, xã vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn nhiều thiếu thốn, từ chuyện làm sao để cái ăn, cái mặc đủ đầy hơn đến tiếp cận với thông tin, giao lưu văn hóa, giao thương hàng hóa, cải thiện hạ tầng cơ sở…Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước triển khai từ nhiều năm qua, với những chương trình, dự án cụ thể, thiết thực đã giúp người dân từng bước vượt qua “nhiều khó”.

 

Ai đến xã Hưng Thi (Lạc Thủy) cách đây chừng 5 năm hẳn còn nhớ chiếc cầu treo gập ghềnh bắc qua sông nối Hưng Thi với giao thông bên ngoài. Mùa mưa bão đến, chiếc cầu nhiều lần bị cuốn trôi. Từ chỗ làm bằng nguyên liệu tre, bương ọp ẹp đến sau này cầu làm bằng sắt vẫn không trụ được. Giao thông liên xóm, nội thôn trong toàn xã cũng chẳng khá hơn do đặc điểm địa hình nhiều mương, suối gây cách trở.

 

Trở lại Hưng Thi vào những ngày này, chúng tôi cảm nhận nơi đây có nhiều đổi khác. Thay vì cây cầu tạm trước đây, một cây cầu kiên cố trị giá nhiều tỷ đồng đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng đáp ứng tâm nguyện bao năm của người dân vùng khó. Đi trên chiếc cầu vững chắc, bà con vui mừng, phấn khởi. Bà Bùi Thị Hòa ở xóm Niếng bày tỏ: Đã hai mùa mưa lũ trôi qua, bà con vùng này không lo bị chia cắt với bên ngoài trong những ngày mưa bão nữa. Không chỉ có thế, cuộc sống hộ nghèo đã cải thiện rất nhiều nhờ chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước. Giờ không còn hộ đói, hộ nghèo giảm nhiều..

 

 

Cây cầu Gạo Bạc giúp xã vùng 135 Hưng Thi (Lạc Thủy) không còn cách trở.

 

Còn với xã Bắc Sơn (Kim Bôi), các chương trình, dự án thuộc chính sách dân tộc đã góp phần tạo nên diện mạo mới. Kể từ năm 2010 đến nay, xã được đầu tư hỗ trợ hàng chục tỷ đồng từ Chương trình 135 của Chính phủ, nguồn vốn tài trợ của Hà Lan. Qua đó, đồng bào các dân tộc trong xã được hưởng lợi các công trình điện, đường, trường, trạm khang trang. Đặc biệt là từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo tại địa phương thông qua đầu tư kiên cố hóa kênh mương nội đồng, hỗ trợ vật tư, máy nông nghiệp, cây, con giống… Nhiều chương trình giảm nghèo hiệu quả như mô hình nuôi gà Đông Tảo, gà thả vườn. Bình quân thu nhập đầu người của xã năm 2015 đạt 18,7 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 5%.

 

Theo đồng chí Đỗ Duy Sâm, Trưởng phòng Chính sách, Ban Dân tộc tỉnh, những năm qua, chính sách dân tộc đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, lãnh, chỉ đạo. Cụ thể nhất là Chương trình 135 trong 2 năm (2014 – 2015) đã đầu tư trên 410 tỷ đồng xây dựng 439 công trình cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, chuyển giao khoa học, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho trên 46.000 hộ. Một số dự án định canh, định cư được thực hiện tại bản Cang - xã Pà Cò (Mai Châu); khu vực suối Kẻ, xóm Mít - xã Tu Lý (Đà Bắc); xóm Mừng - xã Xuân Phong (Cao Phong). Vùng đặc biệt khó khăn còn được tiếp cận thông tin thông qua chính sách cấp báo, tạp chí. Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được thăm hỏi, tặng quà, thực hiện chính sách theo quy định.

 

Với sự tiếp sức kịp thời, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã vùng 135 của tỉnh giảm còn 23%. 100% xã vùng 135 có trường tiểu học và THCS, điện sinh hoạt và đường giao thông đảm bảo xe ô tô đến được trung tâm xã. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 3 xã, 2 xóm ra khỏi vùng 135, gồm: xã Trung Bì (Kim Bôi); Phú Lão, Cố Nghĩa (Lạc Thủy); xóm Bục, xã Tử Nê (Tân Lạc); xóm Bưởi, xã Trường Sơn (Lương Sơn). Hiện 117 thôn, bản, 92 xã đặc biệt khó khăn đang tiếp tục được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm, dành nguồn lực để các xã, xóm từng bước thoát nghèo, đẩy lùi những cái khó.

 

                                                                      Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục