(HBĐT) - Nếu ai đó hỏi rằng lịch sử có khô khan? Câu trả lời là không khi được gặp những người say mê tìm hiểu lịch sử Hòa Bình. Niềm đam mê, tâm huyết là động lực làm nên những bài thi “Tỉnh Hòa Bình 130 năm xây dựng và phát triển” sáng tạo, công phu mà chưa có cuộc thi nào từ trước đến nay có được.

 

Người ngoại tỉnh mê lịch sử, văn hóa Hòa Bình

 

Cái tên Trần Văn Lâm, giáo viên trường THCS Sông Lô, TP Việt Trì (Phú Thọ) để lại ấn tượng. Thầy là người ngoại tỉnh, có khiếm khuyết chân nhưng bài thi sâu sắc, công phu trên 700 trang. Dẫu nhà cách TP Hòa Bình trên 100 km nhưng trong hơn 3 tháng làm bài thi, thầy đã một mình lên Hòa Bình 4 lần. Nắng, mưa trên những cung đường lẻ bóng không cản được bước chân tật nguyền đến những địa điểm lịch sử văn hóa ở TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy. “Vô tình biết cuộc thi qua mạng internet nhưng lịch sử, văn hóa Hòa Bình có nét riêng khiến tôi bị cuốn hút. Song, muốn hiểu, viết sâu chỉ có cách đến tận nơi. Vậy là kế hoạch được vạch ra. Đầu tiên tìm số điện thoại của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và “phi” xe máy đến tận nơi mượn sách lịch sử Hòa Bình. Để có tư liệu phong phú, ngoài gợi ý đáp án, tôi sưu tầm trên mạng và tranh thủ ngày nghỉ đến các di tích. Xuất phát từ lúc mặt trời chưa ló rạng, không quen biết ai nên đến bữa ăn quán, có lúc ngồi quán nước dùng tạm bánh mỳ. Chân tình nên đến đâu cũng được người dân chỉ đường, giới thiệu nhiệt tình. Dưới cái nắng như rang hồi tháng 6, về đến nhà chân bị tê dại, mệt lả, vợ lại mang bầu, có người bảo tôi “hâm”. Tôi gạt đi, tối lại chắp bút, thường khi tiếng gà gáy canh hai mới chợp mắt. Có lúc nằm nảy ra ý hay bật dậy viết luôn. Tôi ấn tượng nhất về văn hóa chiêng Mường, mo Mường và Hòa Bình là cái nôi của người Việt cổ” - Thầy Lâm chia sẻ. 

 

Nhóm Hữu Nghị, Học viện Chính trị CAND với công trình dự thi đoạt giải đặc biệt giành cho tập thể.

 

Từ niềm say mê mà thầy Lâm, giáo viên môn địa lý đã làm nên bài thi nhiều cảm xúc, ảnh minh họa. Thầy giành giải nhất cuộc thi và được UBND tỉnh tặng bằng khen. Những tư liệu tìm hiểu được thầy đưa vào bài giảng cho học sinh tỉnh Phú Thọ hiểu biết thêm về đất và người Hòa Bình.

 

Ngoài ra, còn nhiều người tỉnh ngoài tham gia cuộc thi và có nhiều bài ấn tượng, đoạt giải cao như giải nhì: bà Nguyễn Ngọc Thu, tỉnh Đồng Nai viết tay 1.600 trang A4; ông Trần Hữu Hòa, tỉnh Ninh Thuận viết trên 500 trang; ông Nguyễn Duy Thước, tỉnh Kon Tum.

 

Những công trình đặc biệt

 

Bất cứ ai xem, đọc những bài đoạt giải đặc biệt đều trầm trồ bởi sự công phu, sáng tạo, tâm huyết từ nội dung đến hình thức. Nguyễn Tuấn Anh, nhóm trưởng nhóm Hữu Nghị, Học viện Chính trị CAND giới thiệu: 30 bạn từ các lớp, khóa, tỉnh khác nhau nhưng cùng chung niềm trân quý với Hòa Bình nên tập hợp nhau lại và lên kế hoạch thể hiện tình cảm đó. 4 bạn quê Hòa Bình là cầu nối để cả nhóm sáng tạo nên ý tưởng. Bài thi gồm phần mô hình và phần nội dung. Phần mô hình lấy ý tưởng từ biểu tượng TP Hòa Bình hình ảnh cọn nước và những cột điện nổi danh với công trình thủy điện Hòa Bình, cùng bức thư pháp về đặc trưng của tỉnh. Tất cả đều tự làm thủ công. Phần nội dung gồm 5 quyển. Ngoài quyển sách trả lời 8 câu hỏi dày hơn 1.000 trang, còn có cuốn “tâm ngôn” gồm những suy nghĩ chân thành của các thầy cô, sinh viên nhà trường về Hòa Bình; cuốn “Tỉnh Hòa Bình 130 năm một chặng đường lịch sử”; “Tỉnh Hòa Bình 130 năm qua lăng kính nghệ thuật”; “Báo cáo kết quả điều tra xã hội học”. Để làm  được, nhóm chia từ 2 - 3 bạn trả lời 1 câu, đảm nhận các phần việc. Làm từ tối đến đêm, liên tục suốt 1 tháng, ngày nghỉ đi thực tế. Những ngày nước rút gần như không ai ngủ. Giờ không chỉ trong nhóm mà nhiều người trong trường đều biết về vùng đất Hòa Bình mến yêu.

 

Còn với Bùi Thị Thanh Huyền, Hội Khuyến học tỉnh, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hòa Bình, cuộc thi là cơ hội để hiểu rõ hơn lịch sử, văn hóa quê hương. Qua đây thể hiện tình yêu, niềm tự hào truyền thống, tri ân các thế hệ cha anh và thấy trách nhiệm của bản thân trong xây dựng tỉnh nhà. Chính vì tâm niệm đó, Huyền đã sáng tạo nên công trình tìm hiểu lịch sử đặc biệt. Đặc biệt từ nội dung, đến ý tưởng dựng mô hình Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình, bức thư thế kỷ, hàng cột điện, bản đồ tỉnh. “Mỗi góc phố, cây cầu, lớp lớp người Hòa Bình lao động sản xuất xây dựng quê hương gợi lên trong em cảm xúc sâu sắc. Khi viết cảm nghĩ về sự phát triển của tỉnh, em đã lên đập thủy điện ngắm toàn cảnh thành phố ghi những dòng mộc mạc tự đáy lòng. Tình cảm, tâm huyết đã thôi thúc em đi đến các di tích, tìm gặp những nhân chứng lịch sử, các ngành liên quan, nguyên lãnh đạo tỉnh và sưu tầm được nhiều tư liệu quý như: bản đồ địa giới các huyện, những kỷ  lục khi xây dựng thủy điện Hòa Bình... Em phấn khởi khi một số tư liệu em   sưu tầm được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh để mọi người cùng tìm hiểu.” - Huyền bộc bạch.

 

Nam tháng phát động nhận được 135.709 bài thi. Nhiều bài có nội dung, cách thể hiện truyền cảm, độc đáo, sâu sắc trong nhìn nhận, phân tích, đánh giá về các sự kiện lịch sử. Hình thức trình bày ấn tượng, kèm mô hình đã làm cho cuộc thi thành công ngoài mong đợi, thể hiện tâm sức, tình cảm với Hòa Bình. Đáng mừng có nhiều bài thi chất lượng của thế hệ trẻ.

 

                                                                            Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục