Từ trong sâu thẳm trái tim, tâm thức của mỗi người con đất Việt, mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, dù đi đâu, ở đâu cũng luôn hướng về tổ tiên, nguồn cội, quê hương, nhất là trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Lòng thành kính, tưởng nhớ tổ tiên; sự gắn kết cùng chung nguồn cội, chung dòng máu Lạc Hồng vì sự phát triển, trường tồn của dân tộc… đã kết tinh, hun đúc để "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" của dân tộc Việt Nam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được UNESCO công nhận năm 2012.

Ngược dòng lịch sử, đã từ rất lâu, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng Ba âm lịch hằng năm) trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc. Người Việt Nam dù đi đâu, về đâu vẫn hướng về đất Tổ, thành kính tri ân, tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước; biểu thị đức tin về tổ tiên, về các bậc tiền bối… đã vì dân, vì nước; cầu mong cho quê hương, đất nước thái bình, người dân được ấm no, hạnh phúc. Tưởng nhớ, biết ơn các Vua Hùng, các bậc tiền bối… cũng chính là dịp để mỗi người nhớ về cội nguồn dân tộc, tổ tiên, gia đình, thể hiện truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

 

Ảnh minh họa/ TTXVN. 

Cũng chính nhờ tinh thần dân tộc, gắn kết nguồn cội, phát huy tinh thần đoàn kết của người Việt Nam ở trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài, đoàn kết lương giáo, mọi thành phần, giai tầng trong xã hội…, chúng ta đã quy tụ được sức mạnh cộng đồng của 54 dân tộc anh em, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng thù trong giặc ngoài, lập nên bao kỳ tích, chiến công lẫy lừng.

Thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ, biết ơn công lao của những người đi trước còn là giá trị văn hóa truyền thống vĩnh hằng để nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ Việt Nam; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh đó là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, dù trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thách thức, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, Đảng ta cũng chỉ rõ, có những thời điểm sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; có lúc, có nơi chưa phát huy được vai trò, sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chưa sâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở...

Hướng về cội nguồn dân tộc, làm sâu sắc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, kế thừa và phát huy những thành quả của công cuộc đổi mới đất nước, đáp ứng lòng mong mỏi của những lớp người đi trước, Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội cần tăng cường lắng nghe tiếng nói từ nhân dân, từ cơ sở. Các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương cần khơi dậy, phát huy cao nhất tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; giải quyết hài hòa quan hệ, lợi ích giữa các thành viên, giai tầng trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, để mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Đoàn kết toàn dân tộc chỉ thực sự phát huy sức mạnh khi dựa trên lợi ích chung của cộng đồng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết gắn bó, cùng hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

                                                   TheoQĐND

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục