Chiều 12-5, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cam kết nguyên tắc không sử dụng ngân sách Nhà nước được Chính phủ bảo đảm trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội trong 5 năm tới.



Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng giải trình trước Quốc hội chiều 12-6.

Theo ông Lê Minh Hưng, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, vì việc xử lý nợ xấu sẽ giúp giảm chi phí tài chính của các tổ chức tín dụng và tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay và tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, doanh nghiệp. Qua đó, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng và bảo đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không sử dụng các khoản chi ngân sách Nhà nước cho xử lý nợ xấu được Chính phủ bảo đảm trong quá trình xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng sẽ liên quan đến việc trích lập dự phòng. Khi yêu cầu các doanh nghiệp tăng quỹ trích lập dự phòng thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến trích nộp thuế doanh nghiệp. Thứ hai, khi tăng cường xử lý nợ xấu, tăng cường trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của các ngân hàng thương mại, và do đó ảnh hưởng đến cổ tức nộp cho Nhà nước. Vì vậy, ông Hưng cho hay: "Gián tiếp ngân sách Nhà nước có hỗ trợ nhất định cho xử lý nợ xấu”.

Trong các phiên thảo luận ở tổ và hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về thời hạn áp dụng Nghị quyết xử lý nợ xấu cho các khoản nợ trước 31-12-2016 hay cho cả các khoản nợ phát sinh trong thời gian 5 năm thực hiện Nghị quyết từ 2017-2022.

Về vấn đề này, theo Thống đốc, việc áp dụng xử lý nợ xấu với các khoản nợ hiện tại và các khoản nợ phát sinh trong khoảng thời gian có hiệu lực của Nghị quyết là rất cần thiết vì nợ xấu luôn tiềm ẩn phát sinh hàng ngày và song hành hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Ông Lê Minh Hưng cho biết, trong điều kiện áp dụng đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu thì tính trung bình nợ xấu phát sinh hằng năm là 1,3-1,5% trên tổng dư nợ cho vay cân đối với nền kinh tế. Với tăng trưởng tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế bình quân hằng năm khoảng 16% thì dự kiến nợ xấu phát sinh trong 5 năm tới 2017-2022 là khoảng 350 nghìn tỷ đồng. Để duy trì mục tiêu kiểm soát hoạt động nợ xấu ở mức dưới 3%, tổng nợ xấu cần xử lý trong 5 năm tới là khoảng 640 nghìn tỷ đồng. Như vậy, bình quân mỗi năm phải xử lý gần 130 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Như vậy, nếu chỉ giới hạn xử lý nợ xấu ghi nhận đến 31-12-2016 thì số nợ xấu mới phát sinh trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực tiếp tục gặp vướng mắc về cơ chế.

Nếu một tổ chức tín dụng các khoản nợ xấu trước 31-12-2016 xử lý theo Nghị quyết này còn khoản nợ xấu sau đó xử lý theo quy định hiện hành thì rất bất cập. Thống đốc mong Quốc hội xem xét và quyết định vấn đề này.

Trong phiên thảo luận chiều nay tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, các đại biểu tiếp tục đề xuất xem xét lại khái niệm nợ xấu theo định tính hay định lượng, về vấn đề thu giữ tài sản đảm bảo và hiệu lực của Nghị quyết sau khi ban hành.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) đề nghị trong Nghị quyết nên bổ sung thành lập cơ quan lâm thời tổ chức thực hiện Nghị quyết, vì có 8-9 bộ ngành có trách nhiệm mà không quyết liệt thì khó thực hiện.

Dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng vào ngày 21-6, trước khi bế mạc kỳ họp.


                                                                                   Theo Nhân dân điện tử

Các tin khác


Văn hóa báo chí Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng lỗi lạc, nhà văn hóa lớn và là một nhà báo vĩ đại. Từ thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc hoạt động báo chí, coi báo chí là một thứ vũ khí cách mạng sắc bén và đã sử dụng báo chí một cách tài tình để tuyên truyền cách mạng, vận động nhân dân tham gia sự nghiệp cách mạng. Với khoảng 3.000 bài báo, hơn 174 bút danh đề cập toàn bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng và đời sống xã hội, Người đã để lại một di sản báo chí quý báu, kết đọng lại thành các giá trị bền vững, mang tầm vóc văn hóa dưới một nhãn hiệu riêng đúng nhất với bản chất của di sản - Văn hóa báo chí Hồ Chí Minh!

UBND tỉnh quyết định tiếp tục tạm dừng mọi hoạt động khai thác cát, sỏi tại vùng hạ lưu sông Đà


(HBĐT) - Thống nhất tạm dừng mọi hoạt động khai thác cát, sỏi tại vùng hạ lưu sông Đà thuộc huyện Kỳ Sơn, đối với Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến và Công ty CP khai khoáng Sahara, thời gian bắt đầu từ ngày 10/6/2017 đến hết ngày 10/7/2017. Đó là kết luận của đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình tại buổi làm việc với đại diện lãnh đạo các sở, ngành và cấp uỷ, chính quyền các địa phương có liên quan về công tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh vào ngày 6/6/2017.

Hội thảo đánh giá và bàn giải pháp triển khai nhân rộng các mô hình trong hệ thống Hội LHPN


(HBĐT) - Ngày 9/6, tại huyện Lương Sơn, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá các mô hình trong hệ thống Hội nhiệm kỳ 2011-2016, bàn giải pháp triển khai nhân rộng mô hình nhiệm kỳ 2016-2021. Dự và chỉ đạo hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Văn phòng Trung ương Hội LHPN Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, Hội LHPN 11 huyện, thành phố và 11 mô hình hoạt động tiêu biểu tại các cơ sở Hội.

Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng


(HBĐT) - Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác KT, GS và thi hành kỷ luật trong Đảng, những năm qua, Huyện ủy Lạc Thuỷ và các chi, Đảng bộ trực thuộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác KT, GS của Đảng. Qua đó góp phần quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ CB, ĐV, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị ngày càng TSVM.

Nghiên cứu đề tài khoa học góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tố cáo đối với tổ chức Đảng và đảng viên

(HBĐT) - Điều 32, Điều lệ Đảng quy định việc giải quyết tố cáo (GQTC) đối với tổ chức Đảng và đảng viên (TCĐ&ĐV) là nhiệm vụ thường xuyên và trực tiếp của UBKT các cấp. 

Quyết định thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 6/6/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 905/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Trung tâm Hành chính công (sau đây gọi tắt là Trung tâm) trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục