Sáng 19/6, với 408/424 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bổ nhiệm 2 thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Theo đó, ông Lê Hồng Quang, sinh năm 1968, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tiền Giang và ông Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1966, Thẩm phán cao cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã được Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

 

Căn cứ Nghị quyết này của Quốc hội, Chủ tịch nước sẽ bổ nhiệm 2 ông này từ ngày 1/7/2017. 

Trước đó, sáng 19/6, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo kết quả thảo luận ở Đoàn về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Sau đó, Quốc hội tiến hành phê chuẩn bằng hình thức bỏ phiếu kín. Cả 2 nhân sự đều được số phiếu cao từ các đại biểu Quốc hội.

Sau khi, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trình bày dự thảo Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm 2 thẩm phán. Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết này

* Theo Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 3, vào tuần làm việc cuối cùng, từ ngày 19- 21/6, Quốc hội sẽ thảo luận ở Hội trường về dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), dự án Luật thủy sản (sửa đổi).

 

Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ tiến hành biểu quyết thông qua một số Nghị quyết và các Dự án Luật gồm: Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015; Nghị quyết về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13; Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật hình sự; Luật cảnh vệ; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề "việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016”; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018.


                                                             Theo Báo điện tử Chính phủ

Các tin khác


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn đại biểu cấp cao quân đội Trung Quốc


Chiều 18-6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Ban chỉ đạo Tây Bắc gặp mặt các cơ quan báo chí

(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 92 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, chiều 16/6, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tây Bắc đã tổ chức gặp mặt một số cơ quan báo chí Trung ương và 14 cơ quan báo chí địa phương khu vực Tây Bắc.

Hội thảo xây dựng Quy định của BTV Tỉnh ủy về hoạt động của lãnh đạo tỉnh

(HBĐT) - Sáng 16/6, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo xây dựng "Quy định của BTV Tỉnh ủy về tổ chức đi công tác cơ sở; dự chỉ đạo các cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm, đại hội, hội nghị của các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh”. Tham gia hội thảo có đại diện các ban xây dựng Đảng tỉnh, Văn phòng Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh, MTTQ tỉnh và Sở Nội vụ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng - giá trị và sự vận dụng trong nền báo chí Việt Nam hiện nay

(HBĐT) - Là người đặt viên gạch đầu tiên cho nền báo chí cách mạng (BCCM) Việt Nam với việc tổ chức và xuất bản tờ Thanh niên từ năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản báo chí quý báu với những giá trị to lớn về nội dung, tư tưởng, góp phần dẵn dắt nền BCCM nói chung, người làm báo nói riêng phát triển và trưởng thành.

11/13 xã, thị trấn phát hành cuốn sách lịch sử Đảng bộ

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Cao Phong đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách huyện cho công tác này, mỗi xã, thị trấn 80 triệu đồng.

Bỏ biên chế giáo viên mới chỉ là đề xuất

Tại phiên chất vấn thành viên Chính phủ chiều 15-6, trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về việc chuyển biên chế giáo viên thành hợp đồng, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình khẳng định: "Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ, ý kiến này Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chỉ là đề xuất. Hiện Chính phủ đang giao cho các Bộ Tài chính, Nội vụ xây dựng đề án”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục