Đối với nội dung quy hoạch, Luật quy hoạch dự thảo đã quy định nguyên tắc thẩm quyền trình tự thủ tục lập điều chỉnh quy hoạch. Do vậy, nội dung này chỉ cần quy định về nguyên tắc và giao cho Chính phủ quy định.
Đối với nội dung quyền nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được giao rừng, việc luật đặt ra một chủ thể pháp lý mới so với quy định của pháp luật dân sự nhưng không xác định rõ vị trí pháp lý của chủ thể này dẫn đến việc khó thực hiện trong thực tế.
Đối với nội dung về định giá rừng cần xem xét lại cho phù hợp với Luật Giá, bởi Luật Giá đã quy định đầy đủ các nội dung liên quan đến định giá trong đó bao gồm cả thẩm quyền phương pháp định giá tại Điều 21, Điều 22 của Luật Giá.
Về quy hoạch lâm nghiệp, tôi đề nghị gồm quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và quy hoạch lâm nghiệp tỉnh vì các lý do sau:
Thứ nhất, quy hoạch lâm nghiệp là quy hoạch xác định vùng cho 3 loại rừng. Quy hoạch rõ vùng rừng đã có vùng đất trống, đồi chưa sử dụng thuộc loại vùng rừng gì. Bởi vậy quy hoạch lâm nghiệp không phải là quy hoạch sản phẩm.
Thứ hai, nếu chỉ có quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thì quy hoạch này thể hiện hết được tới các rừng, các xóm bản là rất khó khăn. Mặt khác, trong quản lý tổ chức thực hiện sẽ rất khó khăn nếu cần một sự thay đổi điều chỉnh nhỏ để đáp ứng kịp thời thực tiễn rất khó vì quy hoạch lâm nghiệp quốc gia duy nhất do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chính quyền cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia tăng tính chủ động trong quản lý lâm nghiệp thu hút đầu tư vào lâm nghiệp và các ngành kinh tế- xã hội khác có liên quan đến lâm nghiệp, có liên quan đến đất rừng trên địa bàn. Cần thống nhất thẩm quyền thành lập các khu rừng đặc dụng, phòng hộ và thẩm quyền điều chỉnh mục đích sử dụng rừng, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Vì theo dự thảo luật Điều 28 thẩm quyền quyết định thành lập các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là do Thủ tướng Chính phủ đối với rừng quan trọng quốc gia và liên tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với rừng ở địa phương mà khi điều chỉnh mục đích lại do Quốc hội quyết định điều chỉnh mục đích sử dụng ở Điều 24. Điều này bất hợp lý và không logic.
Về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, dự thảo luật đang tiếp cận theo đối tượng sử dụng rừng được điều chỉnh ở Chương IV và nằm rải rác ở các chương khác. Tôi đề nghị bố cục lại các điều ở Chương IV này theo hướng tiếp cận theo chức năng từng loại rừng thì các chủ rừng cơ bản có quyền, nghĩa vụ như có điều về quyền, nghĩa vụ của chủ rừng đặc dụng, có điều về quyền, nghĩa vụ của rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Ai là chủ rừng loại nào thì căn cứ vào điều đó để thực hiện. Như vậy luật sẽ rõ ràng hơn, phù hợp với cơ chế thị trường hoặc có thể bỏ Chương IV quyền và nghĩa vụ để chuyển vào Chương VII sử dụng rừng. Ở các điều là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất đều có điều về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng./.
(HBĐT) - Tính đến trung tuần tháng 5/2017, 100% xã, phường trên địa bàn TP Hòa Bình hoàn thành tổ chức Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra.
(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, Báo Hòa Bình - cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, tiếng nói của Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tạo được những bước đi vững chắc trong các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn, từng bước vươn lên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của tờ báo Đảng bộ địa phương trong thời kỳ mới.