Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh, chỉ đạo kịp thời quán triệt, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Quy định,… của Trung ương về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, CC, VC. Đồng thời, cụ thể hóa thành các văn bản chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng có chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng. Đội ngũ CB, CC của tỉnh qua đào tạo, rèn luyện đã có bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động, sáng tạo; thích nghi tốt với cơ chế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Từ đó, góp phần phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của trường Chính trị tỉnh, BTV Tỉnh ủy phân công đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo hoạt động công tác của nhà trường; đồng chí UV BTV, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phụ trách việc thực hiện quy chế quản lý đào tạo; đầu tư, cấp kinh phí hoạt động và quản lý cơ sở vật chất của trường.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc
Hiện, Trường Chính trị tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 15-QĐ/TU ngày 20/2/1995 của BTV Tỉnh ủy với tổ chức bộ máy bao gồm: Ban giám hiệu, 3 phòng chức năng và 4 khoa giảng dạy; 31/51 cán bộ nhà trường là giảng viên, trong đó, có 20 giảng viên có trình độ thạc sĩ. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường đa dạng gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở; trưởng, phó phòng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, tỉnh và tương đương; cán bộ, công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác; đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cơ sở và CB, CC, VC địa phương...Từ năm 2008 đến nay, nhà trường đã mở 613 lớp với 40.405 học viên, bao gồm: Hệ đào tạo có các lớp Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính, Trung cấp Hành chính, liên kết đào tạo Trung cấp Quân sự cơ sở, Trung cấp Công an cơ sở,…; Các lớp bồi dưỡng công tác Đảng, Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cơ sở, bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, xã; Các lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước chương trình cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, các lớp đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng, cập nhật kiến thức lãnh đạo quản lý.
Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử truyền thống được triển khai tích cực, hiệu quả, đồng bộ ở 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Trong 15 năm (2002 – 2017), Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã xuất bản 217 ấn phẩm lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống, kỷ yếu ngành. Trong đó, cấp tỉnh là 57 ấn phẩm, cấp huyện là 39 ấn phẩm, cấp xã là 122 ấn phẩm. Hòa Bình được đánh giá là một trong những tỉnh có số lượng đầu sách lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống xuất bản lớn so với cả nước.
Tại buổi làm việc, thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nêu một số kiến nghị, đề xuất như việc hỗ trợ địa phương đào tạo cán bộ nguồn; công tác phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở các lớp cập nhật kiến thức thường xuyên cho đội ngũ cán bộ quy hoạch lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố của tỉnh; đề nghị T.Ư sớm có hướng dẫn, quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường Chính trị tỉnh theo Quyết định sô 184 của Ban Bí thư để thống nhất thực hiện toàn quốc; tăng chỉ tiêu đào tạo giúp đáp ứng như cầu về đội ngũ cán bộ nguồn, cán bộ trẻ tại địa phương; tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo cán bộ;…
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, đồng thời, tiếp thu những ý kiến kiến nghị mà đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã nêu. Đồng chí đề nghị, công tác đào tạo và quy hoạch cần gắn kết chặt chẽ. Tỉnh cần tăng cường sự phối hợp giữa Trường Chính trị tỉnh và Ban Tổ chức Tỉnh ủy, 2 đơn vị tham gia tổng kết Quyết định 184 của Ban Bí thư để thống nhất mô hình trường Chính trị chuẩn. Trong công tác đào tạo, trường Chính trị tỉnh cần đa dạng hóa hình thức thi cử để khắc phục tình trạng "bằng thật, học giả”. Trường Chính trị tỉnh cần triển khai giáo trình có bài giảng, giáo án, kiến thức thực tế và kết hợp sử dụng công nghệ trong giảng dạy; trong xây dựng đội ngũ cán bộ, tỉnh cần quan tâm bổ sung đội ngũ giảng viên có năng lực, giảm cán bộ hành chính và không lấy vào chỉ tiêu của tỉnh. Trong công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh, đội ngũ biên soạn cần tranh thủ kiến thức từ nhân chứng lịch sử, đồng thời, tăng cường biên soạn, cập nhật các nội dung cần thiết.
Tiếp thu ý kiến của đồng chí Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh đề nghị Ban Tuyên giáo rà soát kỹ lưỡng và đầy nhanh tiến độ việc xây dựng, biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh. Giao Trường Chính trị tỉnh nghiên cứu chính sách xã hội hóa và đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Cập nhật kiến thức mới liên tục vào tùng bộ môn giảng dạy. Hiện đại hóa công tác đào tạo.
T.S
(HBĐT) - Ngày 17/7, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị Ủy ban lần thứ 7, khóa XIV nhằm đánh giá công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị có đồng chí Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Dự hội nghị có lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh và các Ủy viên Ủy ban MTTQ tỉnh.