Nhân kỷ niệm 70 năm ngày TB-LS (27/7/1947 - 27/7/2017), cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân những người có công với cách mạng nhằm tôn vinh, ghi nhận những đóng góp, hy sinh to lớn của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công tham gia cuộc kháng chiến gian lao, trường kỳ mà anh dũng của dân tộc.
Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, tỉnh đã động viên hàng chục vạn lượt con em các dân tộc lên đường tham gia chiến đấu, phục vụ ở các chiến trường, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước. Toàn tỉnh đã có trên 30 nghìn người có công với cách mạng, trong đó có 232 Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được phong tặng, truy tặng (hiện nay 12 mẹ còn sống), 9 anh hùng liệt sỹ, 5.810 liệt sỹ, 4.600 thương, bệnh binh, trên 4.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học đã được hưởng chế độ.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh bên Tượng đài Chiến thắng tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9, tỉnh Quảng Trị.
Thực hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác chăm sóc người có công. Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Kết luận số 44-KL/TU, ngày 14/5/2012 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 07/02/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác TBLS, người có công và phong trào "Đền ơn - đáp nghĩa”. Tỉnh ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo triển khai thực hiện kịp thời các chính sách ưu đãi mới, điều chỉnh, bổ sung chế độ trợ cấp ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công. Hằng năm, ban hành Kế hoạch triển khai công tác chăm sóc người có công, kế hoạch vận động quỹ "Đền ơn - đáp nghĩa” và tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày TBLS. Đồng thời, ban hành nhiều chính sách ưu đãi về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con thương - bệnh binh. Các chính sách ưu đãi như trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế, chăm sóc điều dưỡng sức khỏe, hỗ trợ nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo cho con người có công và các phong trào tình nghĩa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, không để xảy ra sai phạm, tiêu cực và đơn thư khiếu nại nổi cộm… Các ban, sở, ngành, tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở cũng có nhiều hoạt động để giúp đỡ, chăm lo cho gia đình người có công với cách mạng. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhận đỡ đầu con thương binh, thân nhân liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn... Các phong trào tình nghĩa, xã hội hoá chăm sóc người có công ngày càng được đẩy mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công. Đến nay, toàn tỉnh có trên 95,7% hộ gia đình người có công và thân nhân liệt sỹ có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của nhân dân cùng địa bàn cư trú; trên 100% xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chăm sóc người có công của tỉnh cũng còn một số hạn chế, đó là: Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân còn hạn chế. Công tác quản lý hồ sơ ở một số nơi chưa tốt, công tác giải quyết chế độ chính sách của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam còn thiếu chặt chẽ. Sự phối hợp giữa các cấp, ngành, đoàn thể chưa được thường xuyên. Xã hội hóa công tác chăm sóc người có công chưa cao, nhất là trong vận động xây dựng quỹ "Đền ơn - đáp nghĩa”, kết quả chưa tương xứng, một số cơ quan, doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc. Đời sống của một bộ phận người có công còn gặp khó khăn, có mức dưới trung bình, nhất là đối tượng ở vùng sâu, xa, những người thường xuyên ốm đau, thiếu sức lao động, gia đình neo đơn, thiếu đất sản xuất và vốn để phát triển kinh tế…
Thực hiện Nghị quyết éại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI "Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, đảm bảo tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với nhân dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân đối tượng chính sách tự vươn lên”, tỉnh ta đã tổ chức tốt việc thực hiện Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công; đảm bảo người có công với cách mạng được thụ hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi xã hội; mở rộng, phát triển các phong trào "Đền ơn - đáp nghĩa”; chăm sóc đời sống thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, tạo điều kiện cho người và gia đình người có công với cách mạng ổn định đời sống và vươn lên trong cuộc sống.
Thời gian tới, để thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công, các cấp, ngành cần tập trung thực hiện những giải pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở đối với công tác người có công; sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công.
Hai là, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng tới mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Tổ chức các phong trào thi đua sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở nhằm phát huy truyền thống cách mạng, nâng cao đạo lý "Uống nước nhớ nguồn” trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia công tác "Đền ơn đáp nghĩa”, chú trọng giải quyết việc làm đối với con liệt sỹ, con thương bệnh binh; thực hiện tốt việc chăm sóc vật chất, tinh thần các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cách mạng, thương, bệnh binh nặng; tiếp tục xã hội hóa công tác "Đền ơn - đáp nghĩa” ở một tầm cao mới, sâu hơn, rộng hơn, có hiệu quả hơn. Nắm vững đối tượng người có công có đời sống khó khăn; phân tích, đánh giá điều kiện, hoàn cảnh dẫn đến khó khăn của đối tượng mà từ đó có kế hoạch giúp đỡ sát, đúng với từng hoàn cảnh.
Bốn là, kiện toàn công tác tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác lao động, thương binh và xã hội các cấp, phục vụ người có công ngày một tốt hơn. Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước, coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, công khai chế độ chính sách từ cơ sở, giải quyết trả lời kịp thời những đơn thư, kiến nghị của công dân về chính sách người có công.
Năm là, đẩy mạnh phong trào xây dựng xã, phường, thị trấn song song với làm tốt công tác thương binh - liệt sỹ, người có công; phong trào đền ơn - đáp nghĩa, kết hợp chặt chẽ phong trào này với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư ở các xã, phường, thị trấn.
Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - liệt sỹ, thay mặt Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh xin gửi lời chúc sức khoẻ tới toàn thể các gia đình, đối tượng chính sách, mong rằng các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng của dân tộc, phấn đấu vươn lên trở thành những công dân kiểu mẫu, gia đình văn hoá gương mẫu, góp phần xây dựng quê hương Hoà Bình ngày càng giàu đẹp.
(HBĐT) - Ngày 20/7, MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị giám sát thực hiện Nghị định số 80 của Chính phủ về tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, án treo và công tác lập hồ sơn quản lý, đưa người nghiện ma túy vào các trung tâm giáo dục, chữa bệnh và lao động xã hội tại thành phố Hòa Bình. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo MTTQ, các hội đoàn thể, đại diện Công an tỉnh.