Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh
ủy kết luận hội nghị.
Nghe và cho ý kiến vào dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hội nghị thống nhất đánh giá việc ban hành Chương trình hành động của Tỉnh ủy là rất cần thiết. Với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính định hướng, Chương trình hành động của Tỉnh ủy sẽ góp phần quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả QLNN, thu hút đầu tư, tạo việc làm cho NLĐ, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương và đưa du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển mang lại hiệu quả về KT-XH.
Về dự thảo Chương trình hành động của BTV Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng, hội nghị đã đi sâu thảo luận những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân, các giải pháp khắc phục. Cho rằng việc ban hành Chương trình hành động là cần thiết. Trong đó, tập trung vào 8 Chương trình cụ thể, gồm: chỉ đạo, tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức trách nhiệm về công tác QLBV và phát triển rừng; nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về bảo vệ và phát triển rừng; rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, xác định và đánh mốc ranh giới lâm phận ổn định. Tăng cường kiểm soát các quy hoạch, dự án phát triển KT-XH có tác động tiêu cực đến rừng; tập trung nâng cao hiệu quả công tác QLBV và phát triển rừng; tăng cường công tác phát triển rừng, nâng cao giá trị của rừng; xây dựng, thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án trọng điểm gắn với mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh thực hiện hợp tác, hội nhập quốc tế trong công tác QLBV và phát triển rừng
Nghe, thảo luận và cho ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về phát triển sản xuất một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014-2020 và dự thảo Kết luận của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, hội nghị thống nhất đánh giá những năm qua diện tích cây ăn quả có múi và rau an toàn được mở rộng góp phần không nhỏ vào cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, giá trị sản xuất chiếm trên 70% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, giá trị thu nhập đạt 120 triệu đồng/ha; cây ăn quả có múi giá trị thu nhập đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên diện tích được chứng nhận ATTP hay VietGap còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở các mô hình, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Theo đó, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện quan điểm, mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ, giải pháp đã được thông qua tại Nghị quyết, nhất là các giải pháp: tăng cường ứng dụng KH-KT; tập trung nâng cao giá trị sản phẩm; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN.
Nghe và cho ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh và dự thảo Kết luận của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, hội nghị cho rằng cùng với một số kết quả đã đạt được, các làng nghề trên địa bàn tỉnh hoạt động quy mô nhỏ lẻ, mang tính sản xuất hộ gia đình, nên chưa thu hút lao động địa phương. Việc tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng còn hạn chế, chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động bao tiêu các sản phẩm liên kết với làng nghề, đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, đến năm 2020 cần tập trung thực hiện các giải pháp: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của CB,ĐV và nhân dân; tăng cường phát triển, bảo tồn và chuyển giao ứng dựng KHKT, công nghệ tiên tiến vào sản xuất; tập trung đào tạo nghề, truyền nghề và bảo tồn cho các làng nghề; đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
Về dự thảo báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ Thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014-2020 và dự thảo Kết luận của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU hội nghị thảo luận và thống nhất tiếp tục thực hiện quan điểm, mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ giải pháp đã được thông qua tại Nghị quyết. Tăng số lồng nuôi đến năm 2020 lên 5.000 lồng tại các vùng sản xuất tập trung vừa đảm bảo sản xuất hàng hóa với mục tiêu phát triển du lịch, giao thông đường thủy và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nước. Các giải pháp cần tập trung thực hiện gồm: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; tăng cường ứng dụng KH-KT; tập trung nâng cao giá trị sản phẩm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN.
Bên cạnh đó, hội nghị đã nghe và cho ý kiến vào Tờ trình về đề xuất bổ sung danh mục quỹ tên đường, tên phố là các nhân vật lịch sử, các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh, Anh hùng LLVT tỉnh Hòa Bình, cùng một số nội dung quan trọng khác.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Chương trình hành động về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phải gắn với các chỉ thị, nghị quyết, đề án của BTV Tỉnh uỷ về phát triển du lịch đã ban hành. Chú trọng công tác tuyên truyền quảng bá và đa dạng hóa các loại hình du lịch. Quan tâm bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược để tạo cú huýnh cho phát triển du lịch. Có cơ chế hỗ trợ các nhà đầu tư vào các điểm du lịch theo quy hoạch, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn và gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường. Đối với công tác QLBV và phát triển rừng nghiên cứu xây dựng mô hình quân đội tham QLBV rừng gắn với xây dựng khu vực phòng thủ. Quản lý nghiêm rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, các khu bảo tồn thiên nhiên. Rà soát rừng nghèo không có khả năng phát triển rừng có thể nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền chuyển sang khai thác khoáng sản. Về phát triển sản xuất một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục mở rộng quy hoạch cam, bưởi để đáp ứng nhu cầu thị trường và công nghệp chế biến. Tăng cường quảng bá và quản lý chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu hỗ trợ phát triển diện tích trồng cây mía ép. Tăng cường nghiên cứu, sưu tầm, khai thác các nghề truyền thống để từ đó phát triển thêm các làng nghề. Chú trọng việc quy hoạch phát triển cá lồng trên vùng hồ Hòa Bình, đảm bảo không phát triển quá nóng, không manh mún, gắn với bảo vệ môi trường. Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm và đưa vào nuôi các loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao. Các nhà quản lý, nhà khoa học nghiên cứu giúp đỡ người dân phát triển nuôi cá lồng hữu cơ theo chương trình VietGap. Đồng ý với Tờ trình về đề xuất bổ sung danh mục quỹ tên đường, tên phố, các công trình công cộng của tỉnh là các nhân vật lịch sử, các đồng chí lão thành ách mạng, nguyên lãnh đạo tỉnh, các Anh hùng LLVT tỉnh để BTV Tỉnh uỷ ban hành Kết luận.
Đức Phượng