(HBĐT) - Ngay sau khi Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/ 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực thi hành từ ngày 11/11/2013, UBND tỉnh đã giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan hữu quan triển khai, quán triệt các nội dung cơ bản của Nghị định đến CB,CC,VC trong đơn vị và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, giám sát thực hiện.


Công tác hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cũng được các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ với nhiều hình thức. Trong 4 năm (2014 - 2017), trên toàn tỉnh đã tổ chức, lồng ghép tổ chức trên 350 hội nghị tuyên truyền, phổ biến triển khai thi hành và áp dụng Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, Nghị định số 67/2015/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định số 110/2013/NĐ-CP) cho trên 5.000 lượt người; tổ chức tuyên truyền kịp thời các quy định về xử phạt VPHC nói chung và xử phạt VPHC trong lĩnh vực tư pháp nói riêng tới cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Qua 4 năm thực hiện các Nghị định xử phạt VPHC tỉnh đã phát hiện 345 vụ vi phạm (tập trung ở các lĩnh vực: hộ tịch, hôn nhân và gia đình, công chứng) với hành vi vi phạm phổ biến là đăng ký khai sinh quá hạn, tảo hôn, tổ chức tảo hôn, làm chứng không đúng sự thật… Nguyên nhân dẫn tới các hành vi VPHC do nhận thức của người dân còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, nhiều người không ý thức được hành vi tảo hôn là vi phạm pháp luật. Những trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn là do người dân chưa chủ động đi đăng ký khai sinh kịp thời, khi đi đăng ký khai sinh chưa đảm bảo giấy tờ theo quy định hoặc sinh con trước thời kỳ hôn nhân và sau khi đăng ký kết hôn mới khai sinh cho con dẫn đến việc đăng ký khai sinh quá hạn.

Các chủ thể có thẩm quyền xử lý VPHC đã ban hành 345 quyết định xử phạt VPHC (phạt cảnh cáo 264 vụ, phạt tiền 81 vụ). Lý do áp dụng hình thức phạt cảnh cáo do hầu hết các đối tượng vi phạm lần đầu, tính chất của hành vi không quá phức tạp, nguy hiểm. Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sau khi nhận quyết định xử phạt đều có ý thức chấp hành, nộp tiền phạt đầy đủ theo quy định của pháp luật nên 100% quyết định ban hành đều được thi hành đúng thời hạn (không phải cưỡng chế thi hành và cũng không có khiếu nại, khởi kiện).

Nhìn chung, việc thi hành các Nghị định số 110, số 67 của Chính phủ tại tỉnh ta không có gì nổi cộm, nhưng cũng cho thấy các quy định của các Nghị định nêu trên đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, đó là: Mức phạt tiền với các VPHC khi đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn... thấp (300.000 - 500.000 đồng), chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm và các đối tượng có ý định vi phạm. Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chưa đồng bộ, vì Luật Xử lý VPHC, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và Nghị định số 110/2013/NĐ-CP chỉ quy định xử phạt với các trường hợp vi phạm (không ghi nhận cơ chế xử phạt VPHC đối với cán bộ, công chức), nhưng Điều 12, Luật Hộ tịch lại quy định cán bộ, công chức vi phạm quy định về hộ tịch ngoài bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức còn có thể bị xử lý VPHC hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, gây lúng túng cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thi hành pháp luật xử lý VPHC. Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định phạt từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. Trên thực tế, việc xác định thế nào là hành vi chung sống như vợ chồng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, gây lúng túng trong việc lập biên bản VPHC làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm nói trên. Hoặc quy định "Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn”, song lại chưa có quy định cụ thể đối tượng nào sẽ bị xử phạt đối với hành vi vi phạm này.

Về thời điểm để tính thời hiệu xử phạt VPHC đối với các hành vi VPHC đã kết thúc được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm (theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 6 - Luật Xử lý VPHC), nhưng áp dụng vào những VPHC trong lĩnh vực tư pháp như: khai sinh, kết hôn thì đa số đều hết thời hiệu để xử phạt nên không đảm bảo được tính răn đe. Một số vi phạm như: đăng ký khai tử quá thời hạn; sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệnh bản chính để chứng thực bản sao; làm chứng sai sự thật về việc sinh... lại không có quy định xử phạt VPHC. Ngược lại lại không được quy định trong Nghị định số 110/2013/NĐ-CP nên không bảo đảm nguyên tắc "mọi hành vi vi phạm hành chính được phát hiện phải được xử lý kịp thời”.

Những hạn chế, bất cập này rất cần các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực này.

Mai Huệ
(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục