Sáng 6-4, tại di tích lịch sử Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (gọi tắt là Nhà tù Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước cùng hơn 1.200 cựu tù binh đã có những hoạt động đầy ý nghĩa tại buổi gặp mặt các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày kỷ niệm 45 năm "Ngày chiến thắng trở về" (1973-2018).



Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương cho các đồng đội đã hy sinh


Di tích Nhà tù Phú Quốc (nay thuộc thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc) có tiền thân là Trại giam Cây Dừa vào thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Đến thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, Trại giam Cây Dừa được xây dựng mở rộng quy mô với tên gọi mới: Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc. Lúc cao điểm, nơi đây giam giữ khoảng 30 nghìn người.

Bằng nhiều thủ đoạn tra tấn vô cùng dã man, như: nhốt tù binh vào "chuồng cọp” kẽm gai giữa trời nắng, lộn vỉ sắt, đánh bằng chày vồ, dùng kìm bẻ răng, rút móng tay, móng chân, thả vào chảo nước sôi, thậm chí xả súng thảm sát tập thể…, đã có hơn 4.000 chiến sĩ cách mạng hy sinh.

Cựu chiến binh Đỗ Văn Thông (76 tuổi), đến từ TP Nam Định (Nam Định) cho biết, đây là năm thứ 5 ông trở lại thăm Nhà tù Phú Quốc, nơi ông cùng hơn hàng chục nghìn chiến sĩ cách mạng và người dân vô tội từng bị giam giữ hơn hai nghìn ngày (từ 1967 đến 1973).

Ông Thông tâm sự, về đây ông thấy ấm áp, gần gũi đồng đội. Ký ức những ngày tháng tù đày bị địch tra tấn tàn khốc lại ùa về. Ngày đó, các tù binh bảo nhau phải xem trại tù lớn nhất miền Nam của địch là mặt trận chiến đấu. Những người tù không ngừng học tập văn hóa, chính trị, sinh hoạt Đảng, động viên, chăm sóc nhau về tinh thần và thể chất ngay giữa trại tù được mệnh danh là "địa ngục trần gian”.


Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham quan các mô hình diễn lại cảnh kẻ thù tra tấn người tù ngày trước.

Tranh thủ lúc đi chặt củi, những người tù lột vỏ cây tràm bông vàng đem về luộc cho tơi ra rồi cán mỏng, phơi khô làm giấy. Bút thì dùng vỏ lon đựng nước mài nhọn làm ngòi, nhét cành cây vào đầu rỗng làm cán. Mực thì đốt vỏ cây tràm hòa với nước.

Nhờ đó mà nhiều anh, chị em tù binh từ chỗ mù chữ đã biết đọc, biết viết. Đó cũng là cách để hàng chục nghìn tù binh đồng hành cùng phong trào đấu tranh không ngừng nghỉ của đồng bào và chiến sĩ cả nước cho tới ngày được trao trả (tháng 3-1973) – "Ngày chiến thắng trở về”.

Tại buổi họp mặt, đồng chí Mai Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, những năm tháng chiến tranh ác liệt, kẻ thù đã xây dựng trên đảo Phú Quốc một trại giam tù binh lớn nhất miền nam. Nơi đây, chúng giam cầm, tra tấn dã man các cán bộ, chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước. Nhưng đòn roi tra tấn dã man của kẻ thù đã không lay chuyển được ý chí cách mạng của những người tù yêu nước, nhiều đồng chí đã hy sinh.

Đồng chí Mai Văn Huỳnh khẳng định, nhân dân cả nước nói chung, Đảng bộ, quân và dân Kiên Giang nói riêng bày tỏ lòng biết ơn trân trọng và luôn ghi nhớ công lao to lớn, sự hy sinh cao quý của các cựu tù chính trị, tù binh đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Thể hiện đạo lý và truyền thống "uống nước nhớ nguồn”, "đền ơn đáp nghĩa”, sau ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chế độ chính sách nhằm ưu đãi đối với người có công với cách mạng; trong đó, có chính sách ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.

Riêng tỉnh Kiên Giang, đến nay cơ bản hoàn thành việc xác nhận và thực hiện chế độ cho người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày. Kiên Giang đã xác lập hồ sơ và thực hiện chế độ cho 684 người, hiện đang hưởng trợ cấp hằng tháng 549 người; hơn 400 người đã được tặng Kỷ niệm chương tù đày.

 

 

                                     TheoNhandan

Các tin khác


Xã Vĩnh Đồng đổi mới, nêu cao ý thức, tinh thần phục vụ nhân dân

Thân thiện, tận tâm, trách nhiệm là cảm nhận của chị Hà Thị Hoa (Mai Châu) khi đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay còn gọi là bộ phận "một cửa” của UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Phát huy những kết quả, truyền thống đoàn kết, tạo khí thế mới để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ (*)

Ngày 26/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã phát biểu bế mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Phong trào thanh niên tình nguyện lan tỏa và thiết thực

Thời gian qua, phong trào thanh niên tình nguyện được đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, tham gia. Đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần giáo dục đạo đức, lý tưởng cho thanh niên. Bên cạnh đó là cơ hội để đoàn viên, thanh niên giao lưu, học hỏi, trao đổi kỹ năng sống, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng.

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm đồng chí Lê Hải Bình giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Chiều 25/3, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và trao Quyết định.

Hội nghị lần thứ 30 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ

Ngày 25/3, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ tổ chức Hội nghị lần thứ 30, khóa XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 kiểm điểm công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Sáng 25/3, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục