(HBĐT) - Giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch - vững mạnh của MTTQ và các đoàn thể. Nhiệm vụ này một lần nữa được khẳng định khi Đảng ta triển khai thực hiện NQT.ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm ngăn chặn, đầy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Tại tỉnh ta, chương trình giám sát và phản biện xã hội được cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống MTTQ từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan tâm. Nhiều vấn đề nóng, những vấn đề nhạy cảm đã được MTTQ tổ chức giám sát, dưới góc nhìn nhân dân và từ ý kiến phản biện của người dân.


Từ năm 2017 đến nay, một trong những vấn đề nóng gây bức xúc trong dự luận nhân dân là tình trạng khai thác đá, cát, sỏi tại một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tình trạng khai thác không đúng quy định, vấn đề môi trường, tai nạn lao động đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân tại các địa bàn có hoạt động khai thác đá, cát, sỏi. UBND tỉnh đã có công văn nhắc nhở, đối với nhiều doanh nghiệp khai thác đá đã có văn bản yêu cầu phải tiến hành khai thác cắt tầng, làm đường lên núi để cắt tầng và chấp hành nghiêm quy định về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh lao động. Trước thực tế này, để có thông tin chính xác, khách quan, từ tháng 5 - 6/2018, UB MTTQ tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hội nghị giám sát về công tác quản lý và khai thác đất, đá, cát, sỏi trên địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình.


Đoàn giám sát của UB MTTQ tỉnh giám sát thực tế tại doanh nghiệp khai thác đá xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi.

Đồng chí Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh cho biết: Khác với những năm trước, khi mới triển khai hoạt động thường lúng túng chọn nội dung giám sát. Hiện nay, chúng tôi xác định vấn đề nào nóng, gây bức xúc trong dư luận, vấn đề được nhiều người quan tâm sẽ tiến hành giám sát. Như vậy, hoạt động giám sát mới thực sự phát huy được hiệu quả. Hoạt động giám sát của MTTQ khác với giám sát của các ngành đó là giám sát nhân dân, dựa trên những ý kiến của nhân dân. Sau khi lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân, chúng tôi tiến hành giám sát có cơ quan quản lý Nhà nước và đại diện doanh nghiệp để tìm ra những vướng mắc của vấn đề, từ đó đề xuất các phương án, giải pháp đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.

Cũng với cách làm trên, những năm gần đây, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã giám sát nhiều vấn đề nóng trên địa bàn tỉnh như giám sát và đối thoại trực tiếp với người dân một số địa phương liên quan đến tranh chấp đất đai, địa giới hành chính; giám sát về thực hiện khám, chữa bệnh BHXH; giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm…

Tuy nhiên, công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn do nhiều nơi còn lúng túng trong lựa chọn nội dung giám sát và phản biện xã hội; kết quả giám sát và phản biện chưa đều, giám sát nhiều, phản biện ít. Một số nơi còn hình thức, thụ động, có biểu hiện nể nang, ngại va chạm, đặc biệt năng lực, trình độ cán bộ hạn chế và việc theo dõi thực hiện sau giám sát, phản biện nhiều nơi chưa tốt…

Theo đồng chí Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát, đặc biệt là phản biện xã hội. Muốn vậy phải có sự đồng tình ủng hộ của chính quyền và sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân dân. Các cấp ủy Đảng cần thực hiện tốt vai trò vừa là thành viên, vừa là tổ chức lãnh đạo mặt trận. Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt quy chế phối hợp, thống nhất hành động giữa MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội với chính quyền các cấp, các ngành nhằm tạo nên sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị cho MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội để có đủ khả năng thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội; góp ý vào báo cáo kết quả giám sát, chỉ đạo UBND, các cơ quan thực hiện những kiến nghị của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội sau giám sát. Có quy định về việc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Chủ động đề nghị MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội phản biện xã hội đối với các dự thảo nghị quyết quan trọng của cấp ủy. Về phía mặt trận, ngoài "tai mắt” nhân dân, chúng tôi cũng chủ động huy động đội ngũ chuyên gia trong thành viên của MTTQ tham gia vào quá trình giám sát, phản biện xã hội thông qua các hình thức tư vấn hoặc hậu kiểm kết quả xử lý các kiến nghị giám sát. Tin rằng, với những giải pháp trên, không chỉ tạo bước đột phá hoạt động giám sát của MTTQ mà còn góp phần làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với hệ thống MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.


Đinh Hòa


Các tin khác


Giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác phi chính phủ nước ngoài

Chiều 12/4, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác PCPNN năm 2024. Đồng chí Nguyễn Minh Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN chủ trì hội nghị tại điểm cầu trung tâm. Dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tỉnh Hòa Bình quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 (*)

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024 tại huyện Đà Bắc, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đại diện cho lãnh đạo địa phương phát biểu hưởng ứng phong trào. Báo Hòa Bình xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Lời kêu gọi hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đọc Lời kêu gọi hưởng ứng phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước. Báo Hòa Bình xin giới thiệu toàn văn Lời kêu gọi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước trong năm 2025 (*)

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024 tại huyện Đà Bắc, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát động phong trào thi đua.

Phấn đấu xóa hết nhà tạm, dột nát trong tỉnh

Nhằm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tỉnh Hòa Bình đề ra mục tiêu phấn đấu, quyết tâm xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo và hỗ trợ gia đình người có công có nhu cầu cải thiện nhà ở. Qua đó, tỉnh đã rà soát, lên phương án, huy động nguồn lực sửa nhà, làm nhà kiên cố, giúp các hộ ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục