(HBĐT) - Trong lúc tỉnh đang dồn tâm lực khắc phục hậu quả nặng nề do mưa lũ lịch sử tháng 10/2017, thì liên tiếp trong các ngày từ 15 - 21/7/2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa lớn diện rộng gây ngập úng, lũ ống, lũ quét, lở đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp đã bám sát hiện trường chỉ đạo các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai, mưa lũ, thể hiện trách nhiệm trước tính mạng và cuộc sống của người dân.

 


Ngày 14/7/2018, tỉnh Hòa Bình tổ chức diễn tập ứng cứu hạ du khi thủy điện Hòa Bình xả lũ khẩn cấp. Cuộc diễn tập được Ban chỉ đạo T.ư về phòng, chống thiên tai đánh giá cao.

Phương châm "bốn tại chỗ” phát huy hiệu quả

Những kinh nghiệm chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ mưa lũ lịch sử năm 2017 đã được rút kinh nghiệm trong đợt mưa lũ lớn vừa qua. Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh sớm triển khai công tác PCTT&TKCN. Từ đầu năm đến nay, đặc biệt trong đợt cao điểm mưa lũ diễn biến phức tạp từ ngày 13 - 21/7, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 6 công điện khẩn yêu cầu: Các cấp, ngành, đơn vị cấp bách triển khai công tác ứng phó với thiên tai, mưa lũ, ứng phó khi hồ Hòa Bình xả lũ, ứng phó với bão số 3, khắc phục hậu quả thiên tai, trượt sạt, lũ ống, lũ quét. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổ chức xuống địa bàn được phân công để kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong công tác PCTT& TKCN. UBND các huyện, thành phố khẩn trương triển khai công tác ứng phó với mưa lớn, lũ, lũ quét và sạt lở đất đến các đơn vị; trực ban nghiêm túc 24/24h, rà soát tất cả các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực nhà ở không an toàn để chủ động sơ tán dân cư đến nơi an toàn, đặc biệt khu vực đã có nguy cơ hoặc đã xảy ra sạt lở năm 2017.

Mưa lũ những ngày qua gây thiệt hại lớn cho sản xuất, hạ tầng, đời sống nhân dân. Hàng trăm ngôi nhà bị thiệt hại, hàng nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập, kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi bị phá hủy nghiêm trọng, nhiều vị trí đứt đường, ngập úng, trượt sạt chưa thể lưu thông, tiếp cận khó khăn, đe dọa tính mạng của người dân. Hạ tầng nhiều nơi sau nhiều năm đầu tư đến nay trở lại thời điểm cách đây cả chục năm.

Các cấp, ngành, địa phương, cả hệ thống chính trị về cơ bản đã thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ” ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Tỉnh đã chỉ đạo di dời 260 hộ dân tại những khu vực đặc biệt nguy hiểm do trượt sạt đến nơi an toàn, tập trung tại các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, thành phố Hòa Bình… Qua đó giảm tối thiểu người chết do trượt sạt lở núi, lũ ống, lũ quét. Đợt mưa lũ này tỉnh chưa ghi nhận trường hợp người chết khi cố tình vượt lũ qua các ngầm tràn, điều mà những đợt mưa trước luôn có thiệt hại về người và là nỗi ám ảnh, đau thương của nhiều gia đình. Trước mưa lũ cao điểm, khi hồ Hòa Bình chuẩn bị xả đáy, tỉnh đã chỉ đạo di dời 74 hộ dân vạn chài ở hạ lưu đập đến khu vực an toàn. Tiếp đó, tỉnh đã tổ chức thành công diễn tập khẩn cấp khi hồ Hòa Bình xả lũ, được BCĐ T.ư về PCTT đánh giá cao.

Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Cùng với chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ thường trực, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai. Các đoàn công tác vẫn tổ chức kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố, nắm bắt tình hình, chỉ đạo triển khai công tác ứng phó thiên tai. Hiện tại, nước lũ ở nhiều nơi đã rút. Chính quyền địa phương chủ động huy động lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả mưa lũ; cắm biển cảnh báo, chăng dây khu vực nguy hiểm, các điểm sạt lở, khu vực ngầm bị ngập nước, cấm các phương tiện giao thông và người di chuyển qua lại; tiến hành các biện pháp tiêu nước, chống úng cho diện tích lúa và hoa màu bị ngập lụt; có phương án sơ tán, di chuyển dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ bị sạt lở đảm bảo an toàn cho người dân; đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo an toàn công trình.

Lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương đang triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ, bảo đảm vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng, phòng, chống dịch bệnh; không để hộ dân nào thiếu đói, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Về sản xuất, các địa phương tổ chức tiêu nước, chống úng tại các vùng trũng thấp, khơi thông dòng chảy, vận hành các trạm bơm tiêu xóm Mom (Kỳ Sơn); trạm bơm Quỳnh Lâm, tiêu úng cho thành phố; trạm bơm Xuân Him, Xuân Dương, xã Thanh Lương (Lương Sơn). Lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, bảo đảm giao thông trên các tuyến đường, đặt mục tiêu bảo đảm lưu thông an toàn trong thời gian sớm.

Theo Ban chỉ huy PCTT& TKCN tỉnh, tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét trên địa bàn luôn thường trực, các cấp, ngành, địa phương cần khẩn trương rà soát các khu vực nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, triển khai cấp bách công tác ứng phó với thiên tai, mưa lũ theo phương châm "bốn tại chỗ” nhằm hạn chế, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Lê Chung

Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục