(HBĐT) - Cuối tháng 2/1947, Ban cán sự Đảng tỉnh phân công đồng chí Lê Thị Tâm về Tú Lương (chiến khu Hiền Lương – Tu Lý, Đà Bắc) trực tiếp xây dựng phong trào cách mạng. Tại đây, đồng chí Lê Thị Tâm với phương châm "cùng ăn, cùng ở, cùng làm” đã ở lán trại trên rừng với đồng bào, bền chí gây dựng niềm tin, củng cố chính quyền cách mạng và từng bước xây dựng phong trào kháng chiến. Đồng chí đã lần lượt kết nạp các quần chúng ưu tú, tiến bộ vào Đảng.


Dịp Quốc khánh hàng năm, cụ Lê Thị Tâm (bên phải) lại cùng những người bạn cao niên ở tổ 13B, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) ôn lại ký ức lịch sử những tháng ngày hào hùng kháng chiến chống Pháp, thành lập chính quyền tại Hòa Bình.

Tháng 11/1947, chi bộ Đảng Hiền Lương ra đời khẳng định sự phát triển vượt bậc trong phong trào cách mạng của địa phương. Từ Hiền Lương, phong trào đã lan rộng ra các vùng lân cận. Lo ngại trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, người đứng đầu "Xứ Mường tự trị” đã treo giải thưởng 400 đồng Đông Dương cho những ai bắt được Lê Thị Tâm – nữ Bí thư chi bộ đầu tiên của châu Mai Đà.

Hơn 70 năm đã trôi qua, nhưng cụ Tâm vẫn còn nhớ vẹn nguyên việc mình bị treo thưởng với cái "giá” 400 đồng Đông Dương. Kể về ký ức đó, cụ Tâm cười móm mém: "Hào Tráng lúc đó là vùng tạm chiếm; giặc Pháp tiến hành bắt phu, bắt lính rất gay gắt, chúng bắt đồng bào ta phải nộp lương thực, thực phẩm; đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của nhân dân; mua chuộc, dụ dỗ nhân dân bằng nhiều hình thức. Đặc biệt, chúng treo thưởng rất cao việc bắt được tôi. Nhưng nhờ sự che chở, đùm bọc của đồng bào các dân tộc, tôi vẫn có điều kiện hoạt động ngay trong lòng địch, bám sát cơ sở từng ngày, từng giờ để gây dựng phong trào”.

Năm nay đã bước sang tuổi 96 nhưng cụ Tâm vẫn còn rất minh mẫn. Kỷ vật trong cuộc đời tham gia cách mạng, tư liệu về lịch sử đảng bộ các địa phương vẫn được cụ lưu trữ rất cẩn thận, ngăn nắp và khoa học. Là người quê gốc ở làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội. Do cuộc sống đói khổ, năm 1937, gia đình cụ Tâm chuyển lên Hòa Bình sinh sống. Lúc này mới 14 tuổi nhưng hàng ngày, cụ Tâm phải chứng kiến cảnh các đoàn tù chính trị bị giặc Pháp trói, dẫn giải từ nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) ngược lên giam giữ ở nhà tù Sơn La và mỗi khi đến khu vực Phương Lâm, thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình), bọn cai đội, binh lính cho phạm nhân nghỉ chân và ngủ lại. Cụ Lê Thị Tâm đã tìm cách để tiếp cận, giúp đỡ những tù chính trị bị đàn áp thông qua việc quyên góp quần áo, thuốc chữa bệnh, quà bánh… vận động nhiều người đến nghe tù chính trị diễn thuyết, bảo vệ tù nhân, phản đối tội ác của giặc Pháp. Chính ở nơi này, cụ đã được những người tù Cộng sản giác ngộ đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Cụ tự nguyện tham gia Hội Cứu tế do các tiểu thương chợ Phương Lâm thành lập, làm Tổ trưởng Tổ Phụ nữ Cứu quốc thị xã Hòa Bình, tham gia Đội Tự vệ đỏ, tham gia học lớp huấn luyện quân sự đầu tiên...

Sau Cách mạng tháng Tám, cụ Lê Thị Tâm được giao nhiều trọng trách của tỉnh và thị xã như: Bí thư Phụ nữ Cứu quốc, giáo viên bình dân học vụ, ủy viên ủy ban Hành chính kiêm Bí thư Phụ nữ thị xã… Tháng 11/1946, cụ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Do yêu cầu nhiệm vụ, đến tháng 2/1947, cụ được Tỉnh ủy cử vào huyện Đà Bắc làm Bí thư Phụ nữ, trực tiếp phụ trách xây dựng Đảng ở 4 xã: Hiền Lương, Tu Lý, Hào Tráng và Toàn Sơn.

Cụ Tâm nhớ lại: "Tại đây, tôi đã bám cơ sở, tìm hiểu và thực hiện việc phát triển đảng viên. Quan điểm là kết nạp những đối tượng con nhà nghèo vào Đảng, đầu tiên là đồng chí Xa Quý Thanh. Sau đó tôi mạnh dạn tiếp cận, vận động, rèn luyện và kết nạp đảng viên thứ 2 là Xa Quý Thượng (con Chánh Tổng) vào Đảng. Để gây dựng cơ sở cách mạng ở địa phương, chúng tôi đã xuống từng xóm, chỉ đạo các đoàn thể vận động nhân dân tích cực sản xuất, trồng thêm rau màu, lương thực, đồng thời tìm hiểu khó khăn của bà con. Khi nhân dân thiếu muối, vải, dầu..., tôi bàn với 2 đồng chí Thanh, Thượng sang Hoàng Xá (Phú Thọ) mua hàng về bán rẻ cho nhân dân. Từ những nỗ lực nhỏ như vậy, chi bộ Đảng Hiền Lương đã có những bước phát triển ổn định, vững chắc. Để phát triển đảng ở các vùng lân cận, tôi đã cử đồng chí Thanh vào Ban chỉ huy lực lượng vũ trang và củng cố các đoàn thể cứu quốc ở địa bàn Hiền Lương; cử đồng chí Thượng vào làm Thư ký Uỷ ban Hành chính và phụ trách củng cố các đoàn thể cứu quốc ở địa bàn xã Tu Lý. Để đẩy mạnh kháng chiến, tôi cùng chính quyền cách mạng tổ chức hàng chục lớp huấn luyện cán bộ ngắn ngày. Với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng và dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, ủy ban Hành chính ở Hiền Lương, Hào Tráng, Toàn Sơn, Tu Lý đã nhanh chóng được thành lập dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng xã Hiền Lương. Đến năm 1949, 4 chi bộ (Hiền Lương, Tu Lý, Hào Tráng, Toàn Sơn) đã được tách riêng và có đủ điều kiện lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, từng bước đưa cách mạng đi đến thắng lợi. Sau này, còn trải qua rất nhiều cương vị công tác nhưng có lẽ quãng thời gian đưa Đảng về Mai Đà là đặc biệt và đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi.”

 

Đức Anh

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục