Bài 3 - Lời giải nào cho "bài toán” nhập, kiện toàn xóm 135  và chế độ, chính sách cho cán bộ xóm, tổ dân phố sau sáp nhập?
(HBĐT) - Số xóm thuộc diện 135 chiếm 44% tổng số xóm trong toàn tỉnh (776/1.762 thôn, xóm). Căn cứ theo các nội dung trong Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về "tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố” và Thông tư số 09/2017/ TT-BNV ngày 29/12/2017 về "sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012”, số xóm thuộc diện 135 của tỉnh hiện không đạt quy mô theo yêu cầu, cần nhập, kiện toàn gần như là tất cả. Sau nhập, kiện toàn sẽ có xóm "vào” 135 và không ít xóm "ra” 135. Kéo theo đó là chế độ, chính sách liên quan đến hàng trăm thôn, xóm, hàng vạn hộ gia đình sẽ thay đổi.


Cán bộ, nhân dân xã Kim Truy (Kim Bôi) trao đổi về chế độ, chính sách đối với cán bộ xóm sau khi nhập, kiện toàn.

Nhiều biến động sau nhập, kiện toàn xóm tại các xóm, xã đặc biệt khó khăn

Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn; xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hòa Bình có 52 xã khu vực I, 72 xã khu vực II (là xã có điều kiện KT-XH còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định) và 86 xã khu vực III (là xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn). Có 776 thôn đặc biệt khó khăn, trong đó 119 thôn thuộc các xã khu vực II. Đây là cơ sở để xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực.

Theo kế hoạch, năm 2018, tỉnh Hòa Bình dự kiến được phân bổ trên 165 tỷ đồng Chương trình 135 (vốn đầu tư phát triển trên 122 tỷ đồng và vốn sự nghiệp gần 43 tỷ đồng). Nguồn vốn này sẽ được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; nâng cao năng lực cộng đồng cho xóm, xã đặc biệt khó khăn. Kỳ vọng đặt ra là nguồn vốn đầu tư này sẽ tiếp tục cải thiện hạ tầng, phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân vùng đặc biệt khó khăn. Từ nhiều năm nay, sự hỗ trợ từ Chương trình 135 là một trong những "cứu cánh” quan trọng, vực dậy KT-XH vùng khó khăn.

Tuy nhiên, sau khi tiến hành nhập, kiện toàn xóm, kết quả rà soát của Ban Dân tộc tỉnh cho thấy, có rất nhiều biến động ở các xóm 135. Đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Đợt làm thí điểm vừa qua, toàn tỉnh đã tiến hành nhập, kiện toàn 82 thôn, xóm, trong đó có 31 thôn đặc biệt khó khăn (chiếm 38% tổng số thôn, xóm nhập, kiện toàn). Sau khi tiến hành kiểm tra, rà soát, tổng hợp số liệu theo Quyết định số 50/2016 của Thủ tướng Chính phủ về "Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiếu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020”, Ban Dân tộc tỉnh nhận thấy có 7 thôn, xóm không đủ tiêu chí phân loại, đề nghị đưa ra khỏi diện thôn đặc biệt khó khăn; 14 thôn đủ tiêu chí phân loại thôn đặc biệt khó khăn đề nghị đổi tên và đưa vào diện thôn đặc biệt khó khăn. Việc nhập xóm đã làm thay đổi các tiêu chí để phân loại khu vực của xã. Cụ thể, theo kết quả rà soát của Ban Dân tộc tỉnh, sau nhập, kiện toàn xóm, xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thủy) sẽ chuyển từ xã khu vực II (là xã có điều kiện KT-XH còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định) sang xã khu vực I. Việc nhập, kiện toàn xóm, nhất là ở các xóm 135 tạo ra những biến động về chế độ, chính sách đối với địa phương, người dân. Do đó, trong quá trình rà soát, khảo sát, chúng tôi đã ghi nhận nhiều ý kiến, tâm tư phản ánh của người dân. Vượt lên tư tưởng trông chờ, ỷ lại, một số xóm, bản đặc biệt khó khăn sẵn sàng đối với việc không còn là xóm 135, không có những ưu đãi đặc biệt nữa và đồng thuận với việc nhập, kiện toàn xóm. Song cũng còn những địa bàn thực sự rất khó khăn và khi không còn được hưởng chính sách 135 nữa thì bà con khá nuối tiếc, nhất là khu vực khó khăn thuộc huyện Đà Bắc.

Ví dụ, cả 3 xóm Rú 1, Rú 2, Rú 3 (xã Xuân Phong, huyện Cao Phong) đều là xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với rất nhiều chính sách hỗ trợ mà người dân 3 xóm được hưởng lợi. Theo Quyết định số 29/QĐ- UBND ngày 5/1/2018 của UBND tỉnh thì 3 xóm này được nhập thành 1 và có tên mới là xóm Rú Giữa. Tuy nhiên, theo rà soát của Ban Dân tộc tỉnh, xóm Rú Giữa sẽ không đủ các tiêu chí để xác định là thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Trao đổi về trường hợp cụ thể này, đồng chí Phó Ban Dân tộc tỉnh Hà Ngọc Tuấn cho biết thêm: Theo kết quả rà soát mới nhất, xóm Rú Giữa không đủ các tiêu chí để xác định là thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Ban Dân tộc tỉnh đã tổng hợp, có danh sách trình UBND tỉnh. Việc phê duyệt thôn, xóm đặc biệt khó khăn hiện nay thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc. Nếu Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc phê duyệt xóm Rú Giữa ra khỏi vùng 135 thì hiện nay cả xã Xuân Phong đang là xã vùng III nên bà con xóm Rú Giữa vẫn đang được hưởng chế độ 135. Nhưng sau này, khi xã Xuân Phong ra khỏi vùng 135 thì bà con xóm Rú Giữa sẽ không được hưởng chế độ vùng đặc biệt khó khăn nữa.

Ngoài ra, theo Nghị quyết số 51/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh về "Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020”, đối với các xã, xóm đặc biệt khó khăn, xã CT 229 được hỗ trợ toàn bộ vật liệu gồm xi măng, cát, đá, sỏi. Xã khu vực II được hỗ trợ toàn bộ xi măng và hỗ trợ thêm 1 loại vật liệu (cát hoặc đá, sỏi), đối với các xã còn lại chỉ được hỗ trợ toàn bộ xi măng.

Những ví dụ trên cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các xóm, xã thuộc diện 135 hoặc không thuộc 135 và giữa các xã thuộc khu vực khác nhau. Sau nhập, kiện toàn xóm sẽ có sự thay đổi trong phân loại xóm, xã mới gây nên những xáo trộn về chế độ, chính sách hỗ trợ, vì vậy cán bộ, nhân dân tâm tư cũng là điều dễ hiểu.

Xem xét chế độ phụ cấp phù hợp cho cán bộ xóm, thôn, tổ dân phố

Sau khi nhập, kiện toàn xóm, quy mô số hộ gia đình, dân số của xóm mới sẽ tăng gấp đôi, thậm chí là gấp 3 lần so với xóm cũ. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì mức phụ cấp đối với các chức danh như bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận, trưởng xóm kiêm thôn đội trưởng, công an viên kiêm phó xóm vẫn giữ nguyên; mức khoán kinh phí cho các tổ chức hội, đoàn thể cũng giữ nguyên. Thực tế này gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động của xóm, tổ dân phố mới.

Đồng chí Trịnh Xuân Nghị, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trăn trở: Xã Đồng Tâm sáp nhập thôn Rộc Yểng 177 hộ với thôn Suối Tép 74 hộ đặt tên là thôn Suối Tép với 251 hộ; sáp nhập thôn Đống Mối có 54 hộ với thôn Đồng Mới có 57 hộ đặt tên là thôn Ngọc Lâm có 111 hộ. Sau khi nhập, kiện toàn, số lượng hội viên các chi hội đoàn thể của mỗi xóm đều tăng gấp đôi. Ví dụ như có xóm chi hội người cao tuổi tăng lên đến khoảng trên 100 hội viên, mỗi năm sẽ tổ chức mừng thọ cho vài chục cụ. Các chi hội, đoàn thể khác như nông dân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh... cũng có quy mô trên 100 hội viên. Chi hội trưởng các hội đoàn thể hiện không được hưởng phụ cấp, trong khi số lượng hội viên quá đông sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các hội đoàn thể.

Ngoài ra, hiện nay, mỗi hội đoàn thể được khoán hỗ trợ kinh phí hoạt động 0,1 hệ số lương cơ sở/1 tổ chức/tháng, tương đương 130.000 đồng/tháng. Số lượng hội viên tăng mà kinh phí vẫn giữ nguyên sẽ rất khó hoạt động.

Cùng chung quan điểm về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Xuân Chiến, Bí thư chi bộ tổ 8, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) nêu quan điểm: Sau khi nhập tổ 11 và tổ 12 thành tổ 8 có 115 hộ, thời gian tới số hộ sẽ tăng nhanh khi có một khu dân cư mới. Số hộ, số dân nhiều hơn, lượng công việc của khu dân cư về hội họp, ma chay, hiếu hỉ cũng tăng lên, cán bộ tổ dân phố mất nhiều thời gian, công sức hơn. Yêu cầu đối với công việc của cán bộ tổ dân phố ngày càng cao nhưng phụ cấp vẫn như cũ là không hợp lý.

Tình hình thực tế thực hiện thí điểm sáp nhập xóm, tổ dân phố tại tỉnh ta cho thấy phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn. Trong đó sẽ có những xóm, tổ dân phố có số hộ nhiều - ít khác nhau. Do đó, nhiều địa phương đã đề xuất các cấp có thẩm quyền nên phân loại xóm theo quy mô dân số để áp dụng chế độ phụ cấp phù hợp cho cán bộ để khuyến khích họ hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

(Còn nữa)

Dương Liễu- Cẩm Lệ

Các tin khác


Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga

Chiều 18-9, trong khuôn khổ chuyến thăm LB Nga dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ hai theo lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga V.I. Matviyenko, đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, trò chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và bà con kiều bào.

Nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố và vấn đề tinh gọn bộ máy ở cơ sở

Bài 2 - Nhiều khó khăn, vấn đề phát sinh trong quá trình thí điểm

(HBĐT) - Việc nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố là yêu cầu tất yếu không chỉ phù hợp với các quy định của pháp luật mà còn thiết thực tinh gọn bộ máy, tập trung nguồn lực cho phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất ở cơ sở... Tuy nhiên, việc thí điểm nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đã vấp phải nhiều khó khăn từ sự khác biệt về dân tộc, văn hóa, phong tục tập quán, địa hình chia cắt cho đến nhận thức chưa đầy đủ của đội ngũ cán bộ, đảng viên về vấn đề này.

Hội nghị liên tịch thống nhất nội dung kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVI

(HBĐT)- Sáng 19/9, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị liên tịch bàn, thống nhất về thời gian, nội dung, chương trình kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021. Dự hội nghị có lãnh đạo UBND, UB MTTQ tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các ngành: Tòa án, Kiểm sát, THADS tỉnh. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Hiệu quả kép từ công tác cán bộ tại Yên Thủy

(HBĐT) - Luân chuyển, điểu động cán bộ là một trong những việc quan trọng, thường xuyên của công tác tổ chức cán bộ. Nhằm nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và hệ thống chính trị. Nhận thức được điều đó, nhiều năm qua Huyện ủy Yên Thủy đã làm tốt công tác luân chuyển điều động cán bộ với phương châm rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ. 

Khảo sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 18/9, Đoàn khảo sát của HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện Lạc Sơn. Cùng tham gia đoàn khảo sát có đại diện Ban Dân tộc tỉnh, các Sở Nông nghiệp& PTNT; Kế hoạch& Đầu tư; Lao động, Thương binh& Xã hội.

Hội thảo về kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh

(HBĐT)-Sáng 18/9, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì Hội thảo về kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, đại diện Thường trực các Huyện, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục