Đồng chí Hoàng Văn Đức, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế- Ngân sách (HĐND tỉnh) chủ trì, điều hành cuộc giám sát.
Tại buổi giám sát, lãnh đạo Sở Tài nguyên& Môi trường đã báo cáo rõ: Công tác ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn theo thẩm quyền; thực trạng về quản lý, sử dụng đất của các dự án cần thu hồi đất; thực trạng việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất (đất ở, đất vườn, chuyển đổi đất rừng sang trồng cây ăn quả, chuyển đổi đất vườn, đất trồng rừng, đất trồng cây ăn quả, đất trồng cây lâu năm sang đất ở, để thực hiện các dự án... ); công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước; phương án sử dụng đất; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, tổ chức sử dụng đất của các dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn từ 1/1/2016 - 30/6/2018.
Về hiệu quả sử dụng đất của các dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn nêu rõ: Các dự án sử dụng đất có mục đích đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị đã tạo nguồn thu đáng kể đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Các dự án trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, hạ tầng kỹ thuật có mục đích công cộng, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và các dự án khác đang trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng đã góp phần cho sự phát triển chung trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các đại biểu tham gia cuộc giám sát đã thảo luận làm rõ những hạn chế, yếu kém đã và đang gặp phải trong việc quản lý Nhà nước về thực hiện các dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thực hiện các dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn trong thời gian tới, Sở Tài nguyên& Môi trường đề nghị: Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cho phép: Các dự án khai thác đá vôi, ba zan làm cát nhân tạo được thực hiện thủ tục trình HĐND cấp tỉnh chấp thuận việc thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 3, Điều 62 của Luật Đất đai. Đề nghị Bộ Tài nguyên& Môi trường quy định thành phần cụ thể phần hồ sơ các dự án đưa vào danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện thủ tục trình HĐND cấp tỉnh thông qua (thống nhất trong toàn quốc). Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên& Môi trường trong việc lập, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Hoàng Văn Đức, Trưởng đoàn giám sát đánh giá cao sự phối hợp của Sở Tài nguyện& Môi trường trong công tác chuẩn bị nội dung giám sát. Đề nghị Sở Tài nguyên& Môi trường tiếp thu ý kiến của các đại biểu để bổ sung, hoàn thiện lại báo cáo gửi Ban Kinh tê- Ngân sách (HĐND tỉnh). Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan để thực hiện quy định bảo vệ đất lúa trên địa bàn; cùng rà soát lại các quy định đã ban hành, quy định nào bất cập, khó thực hiện đề nghị cấp, ngành có thẩm quyền sửa đổi cho phù hợp. Ban Kinh tế- Ngân sách sẽ tổng hợp các đề xuất, kiến nghị gửi tới các cấp có thẩm quyền trong thời gian tới.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt ra mục tiêu phấn đấu mỗi năm toàn Đảng bộ phát triển mới 2.400 đảng viên. Tuy nhiên, năm 2017, toàn Đảng bộ chỉ kết nạp được 2.017 đảng viên mới; 7 tháng đầu năm 2018 kết nạp được 1.066 đảng viên mới. Việc kiểm điểm nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã cho thấy rất nhiều địa phương không hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên mới. Trong bối cảnh khó khăn đó, huyện Mai Châu nổi lên như một điểm sáng với việc phát triển đảng viên mới đảm bảo cả "chất” và "lượng”.