Tư tưởng đó đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận trong tỉnh thấm nhuần và không ngừng nỗ lực kế thừa, phát huy, áp dụng vào điều kiện thực tế nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN của địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, tháng 1/1948, Ban Dân vận Tỉnh ủy Hòa Bình chính thức thành lập, đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển, trưởng thành của công tác dân vận tỉnh nhà.
Phát huy truyền thống công tác dân vận qua các thời kỳ lịch sử cách mạng, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, vai trò dân vận càng được thể hiện rõ với những nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm, mang yếu tố sống còn gắn với tình hình thực tiễn. Đặc biệt, từ năm 1991 đến nay, tỉnh Hòa Bình được tách ra và chính thức đi vào hoạt động, các huyện ủy, thị ủy thành lập Khối Dân vận. Công tác dân vận thời kỳ này tập trung xây dựng và thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan dân bầu, từng bước hoàn thiện cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Các cấp ủy Đảng đã có nghị quyết, chương trình về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo. Xây dựng quy chế hoạt động và mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, phân công đảng viên làm công tác quần chúng. Nhờ vậy, niềm tin của nhân dân đối với Đảng bộ tỉnh không ngừng được củng cố.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, cán bộ, công chức Ban Dân vận Tỉnh ủy không ngừng nỗ lực, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công tác dân vận trong tình hình mới.
Thời gian qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy ban hành nhiều văn bản để lãnh, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo. Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, vai trò, vị trí công tác dân vận ngày càng được khẳng định, Ban Dân vận được quan tâm, củng cố từ tỉnh đến huyện và hình thành Khối dân vận cấp xã, các Tổ dân vận thôn, bản, KDC.
Thực hiện công tác dân vận trong tình hình mới được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh, chỉ đạo hệ thống chính trị tăng cường thực hiện gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương về phát triển kinh tế, bảo đảm QP-AN, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội. Kịp thời tổ chức sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết... của T.ư, của tỉnh về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo. Thường xuyên lãnh, chỉ đạo hoạt động của các Ban Chỉ đạo cấp ủy về thực hiện công tác dân vận trong triển khai chương trình công tác hằng năm. Duy trì chế độ giao ban định kỳ với MTTQ, các đoàn thể CT-XH để nắm bắt tình hình nhân dân, kịp thời định hướng hoạt động của các tổ chức đoàn thể phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Công tác dân vận chính quyền có nhiều đổi mới theo phong cách "trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”. Thực hiện công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ và trách nhiệm của nhân dân theo nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” với phương châm mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều xuất phát từ nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Dân chủ, công khai trong quản lý, điều hành, làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo.
Công tác dân vận của LLVT tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường nắm bắt tình hình nhân dân, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo vệ an toàn các hoạt động chính trị, văn hóa, KT-XH diễn ra trong tỉnh; kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh, nổi cộm. Cùng nhân dân khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện...
Công tác dân vận của MTTQ và các đoàn thể CT-XH tập trung vào đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động để thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên vào tổ chức. Phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do T.ư và địa phương phát động; thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, hội viên, người lao động.
Phong trào thi đua "Dân vận khéo” tiếp tục được cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở quan tâm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Toàn tỉnh có 2.588 mô hình "Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực kinh tế 1.076 mô hình, VH-XH 780 mô hình, QP-AN 391 mô hình, xây dựng hệ thống chính trị 341 mô hình; có 108 mô hình hiệu quả được nhân diện trên toàn tỉnh. Nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế và giá trị tinh thần cao, giải quyết việc làm cho lao động, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong tỉnh.
Về công tác dân tộc, tôn giáo, hằng năm, các cấp ủy, chính quyền tổ chức gặp mặt, biểu dương người có uy tín, già làng, trưởng bản; thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. MTTQ, các đoàn thể CT-XH phối hợp với các ngành theo dõi, hướng dẫn, vận động các tín đồ tôn giáo hoạt động đúng quy định của pháp luật, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo; tăng cường đấu tranh với các hoạt động tôn giáo trái pháp luật.
Có thể nói, công tác dân vận của tỉnh trong những năm qua đã phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Với những đóng góp quan trọng của công tác dân vận nói chung và Ban Dân vận Tỉnh ủy Hòa Bình nói riêng, nhiều tập thể, cán bộ Ban vinh dự được Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, cán bộ, công chức Ban Dân vận Tỉnh ủy tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, tác phong, đề cao trách nhiệm cá nhân trong thực thi nhiệm vụ gắn với rèn luyện phong cách người cán bộ dân vận "Gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”, đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền TS-VM, thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân.
Vào hồi 23 giờ 12 phút ngày 1-10-2018, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã vĩnh biệt chúng ta. Chúng tôi tiếp tục giới thiệu các ý kiến của người dân khắp nơi trên cả nước bày tỏ lòng tiếc thương và tình cảm đối với đồng chí Đỗ Mười.