Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng, đại biểu Quốc hội khóa XIV, để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước
nhiệm kỳ 2016-2021.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem
xét bầu Chủ tịch nước, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông. Các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành quy trình, thủ
tục, lựa chọn, giới thiệu nhân sự để trình Quốc hội xem xét, bầu, phê chuẩn
theo đúng quy định về công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước.
Với yêu cầu đặt ra là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy trách
nhiệm, dân chủ trong hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại
biểu Quốc hội nghiên cứu kỹ Tờ trình và các tài liệu kèm theo về nhân sự để Quốc
hội tiến hành thảo luận, quyết định bầu, phê chuẩn nhân sự đạt kết quả tốt.
Trình bày Tờ trình về dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Căn cứ Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;
Điều 31 Nội quy kỳ họp Quốc hội; Điểm 4 Nghị quyết số 34 ngày 6/10/2018 của Hội
nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
trân trọng giới thiệu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam Nguyễn Phú Trọng, đại biểu Quốc hội khóa XIV đã được Ban Chấp hành Trung
ương Đảng thống nhất rất cao, giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.
Theo chương trình, ngày mai (23/10), các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Đoàn về
dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước. Nội dung thảo luận phải được lập biên bản và
gửi đến Ban Công tác đại biểu ngay sau khi kết thúc thảo luận./.
TheoVietnamplus
Ngày 19-10, tại thủ đô Brúc-xen của Bỉ diễn ra Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu lần thứ 12 (ASEM 12). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cùng các nhà lãnh đạo ASEM tham dự.