Những năm qua, chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn được triển khai đã góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng vốn kế hoạch giai đoạn 2016- 2018 được giao và phân bổ là trên 82 tỷ đồng. Năm 2016 đã triển khai 60 dự án hỗ trợ sản xuất với số hộ hưởng lợi là 20.335 hộ; năm 2017 triển khai 172 dự án hỗ trợ sản xuất với 9.850 hộ hưởng lợi. Kết quả thực hiện mục tiêu tăng thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo sau khi được hỗ trợ phát triển sản xuất đã được nâng lên. Trong 6 tháng đầu năm 2018, thu nhập bình quân ước đạt 22,6 triệu đồng/ người/ năm. Kết quả thoát nghèo sau khi được hỗ trợ phát triển sản xuất đã giảm xuống còn 18% năm 2017, giảm so với năm 2016 là 2,94%, đạt 98% so với kế hoạch.
Các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2015-2020 đã được triển khai, thực hiện có hiệu quả. Đã giao trên 86 nghìn ha đất rừng cho các hộ sản xuất. Các hộ gia đình được đảm bảo quyền lợi và hưởng các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng thông qua các ban quản lý có sự kiểm tra giám sát nghiệm thu thanh toán trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước.
Bên cạnh kết quả đã đạt được, Sở Nông nghiệp&PTNT cũng chỉ rõ những tồn tại, yếu kém trong thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn và việc thực hiện các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số để các đại biểu cùng quan tâm, chia sẻ.
Tại buổi giám sát, Sở Nông nghiệp& Phát triển nông thôn đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như: UBND tỉnh đề nghị, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bố trí kinh phí triển khai các dự án thuộc chương trình 135 cho các năm theo kế hoạch và tăng định mức kinh phí từ 300 lên 500 triệu đồng/1 xã; từ 50 lên 100 triệu đồng/1 xóm đặc biệt khó khăn. Đề nghị các huyện giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo đúng quy định. UBND huyện chỉ giao các phòng chuyên môn chỉ đạo thực hiện một số mô hình điểm để nhân rộng điển hình.
Về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng: Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tăng cường nguồn lực đầu tư, nguồn kinh phí đảm bảo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững mà tỉnh Hòa Bình đã xây dựng hàng năm. Ban hành chính sách hỗ trợ cho dự án bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2016-2020 và đưa Hòa Bình vào diện được hưởng chính sách hỗ trợ thực hiện vùng sản xuất, kinh doanh rừng gỗ lớn. Điều chỉnh bớt quy định, thủ tục hồ sơ về chính sách vay vốn tín dụng. UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong công tác phối hợp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng…
Phát biểu kết luận cuộc giám sát, đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng đoàn giám sát đánh giá cao sự phối hợp của Sở NN&PTNT trong công tác chuẩn bị nội dung và các điều kiện phục vụ cho cuộc giám sát. Các đại biểu đã nghe, thảo luận và cho ý kiến để tháo gỡ những vướng mắc để thực hiện tốt hơn chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã ĐBKK thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và việc thực hiện cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới. Ban Dân tộc sẽ tổng hợp đẩy đủ các kiến nghị, đề xuất của Sở NN&PTNT báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh để tiếp tục nghiên cứu ban hành các cơ chế mới phù hợp hơn trong thời gian tới.
T.H
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, Thưa đồng bào và cử tri cả nước,