Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các nhà đầu tư.
Tại Hội nghị, UBND tỉnh đã đánh giá kết quả 15 năm thu hút đầu tư, phát triển KT-XH của tỉnh. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc, tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn giữ được mức khá, giai đoạn 2001 - 2005 đạt bình quân 8%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 12%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân 8%/năm. Từ năm 2016 đến nay, kinh tế cả nước và của tỉnh phục hồi và phát triển ổn định, trong đó năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước tăng 8,36%, đứng thứ 02 khu vực Tây Bắc, thứ 04 khu vực Trung du miền núi phía Bắc, thứ 19 cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ. Quy mô GRDP năm 2018 đạt khoảng 40.643 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người xấp xỉ 50 triệu đồng. Thu ngân sách đạt 3.325 tỷ đồng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.800 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 36.000 tỷ đồng; có 546 dự án đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước, trong đó có 38 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 702 triệu USD; 508 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 67.000 tỷ. Số dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh chiếm gần 50%, hàng năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 440 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho khoảng 28.100 người, góp phần quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội cho tỉnh Hòa Bình.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh hoan nghênh các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước đến nghiên cứu, tìm hiểu hợp tác đầu tư trên địa bàn. Tỉnh Hòa Bình luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân, tỉnh cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư có một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định lâu dài, phát triển và thịnh vượng.
Các Bộ, ngành T.Ư và các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã phát biểu đánh giá kết quả và những giải pháp trong thu hút đầu tư phát triển KT-XH của tỉnh.
Tại hội nghị, UBND tỉnh Hòa Bình đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho 09 nhà đầu tư, thực hiện 09 dự án và ký Bản ghi nhớ đầu tư với 15 nhà đầu tư, thực hiện 19 dự án trên địa bàn tỉnh với mức đầu tư lên tới 94.000 tỷ đồng, trong đó có những dự án như: Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông (giai đoạn 2) do Công ty cổ phần nước sạch sông Đà làm chủ đầu tư với tổng vốn dự án trên 5.700 tỷ đồng; dự án Nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử do Công ty TNHH Meiko Electronics làm chủ đầu tư với tổng vốn 4.600 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch Xuân Mai tại tỉnh Hòa Bình do Công ty Cổ phần nước Aqua One làm chủ đầu tư với tổng vốn trên 3.000 tỷ đồng; dự án Quần thể du lịch sinh thái văn hóa Thiên Cung Đại Việt do Công ty CP du lịch Đại Việt làm chủ đầu tư với tổng vốn trên 625 tỷ đồng; dự án Khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa do Công ty CPĐT năng lượng xây dựng Thương mại Hoàng Sơn làm chủ đầu tư, với tổng vốn trên 475 tỷ đồng....
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã hoàn thành cơ bản, toàn diện những chỉ tiêu KT-XH năm 2018. Thủ tướng nhắc lại: Cách đây 2 năm, khi dự hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình năm 2016, UBND tỉnh đã trao quyết định chủ trương đầu tư 18 dự án và ký 6 biên ghi nhớ đầu tư, đến nay đã có 19 dự án được triển khai, ghi nhận các nhà đầu tư vào Hòa Bình đã nói và làm; môi trường đầu tư của tỉnh đang cải thiện rõ rệt, tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư.
Tại hội nghị này, có 94.000 tỷ đầu tư vào tỉnh Hòa Bình, tương đương trên 4 tỷ USD, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư lớn ở trong nước… Thủ tướng nhấn mạnh, tỉnh Hòa Bình đứng trước những cơ hội bứt phá mạnh mẽ, nhất là khi tuyến đường Hòa Lạc- Hòa Bình đưa vào khai thác. Là 1 trong 10 tỉnh nằm trong vùng thủ đô, Hòa Bình có nhiều lợi thế về cảnh quan, thiên nhiên đẹp và trong lành, bản sắc văn hóa tốt đẹp còn lưu giữ. Hòa Bình đang có thiên thời, địa lợi, nhân hòa, có thị trường lớn của Hà Nội và vùng đồng bằng. Thủ tướng gợi ý cho tỉnh và các nhà đầu tư cần xây dựng quy hoạch tốt, có tầm nhìn xa, quy hoạch đồng bộ các ngành, lĩnh vực làm cơ sở để thu hút đầu tư, phát triển du lịch dịch vụ; khai thác tiềm năng, phát triển nông lâm nghiệp chế biến, công nghệ cao, cung ứng sản phẩm có chất lượng vùng thủ đô Hà Nội và hướng tới xuất khẩu. Tận dụng lợi thế điều kiện tự nhiên tập trung phát triển đô thị sinh thái, đô thị xanh, hình thành chuỗi đô thị làm động lực tăng trưởng. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế của tỉnh về diện tích mặt nước, đất lâm nghiệp để phát triển thủy sản, cung cấp sản phẩm gỗ có chất lượng cho thị trường trong và ngoài nước. Thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, nhằm cung cấp các dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu của người dân và các nhà đầu tư. Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo cho kết quả công việc, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn để triển khai các dự án hiệu quả. Bảo đảm phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm để mọi người dân đều được hưởng thành quả của phát triển, được đón nhận cơ hội và không để ai bị bỏ lại phía sau, nhất là đồng bào vùng cao, người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng tới liên kết hợp tác với các tỉnh để cùng khai thác lợi thế, tạo ra cơ hội bứt phá vươn lên.
Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư nghiêm túc triển khai dự án, cam kết không để tình trạng nói một đằng, làm một nẻo, trong quá trình triển khai dự án bảo đảm các yếu tố phát triển kinh tế, bảo đảm môi trường, cũng như thể hiện trách nhiệm an sinh xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cam kết tiếp tục chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư làm ăn thành công, phát triển bền vững.
Tại hội nghị, UBND tỉnh đã khen thưởng 10 nhà đầu tư có nhiều đóng góp cho phát triển KT-XH địa phương, Cục sở hữu trí tuệ- Bộ KH&CN đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu " Tôm sông Đà Hòa Bình” và " Cá sông Đà Hòa Bình”.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang trao quyết định chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang ký biên bản ghi nhớ với các nhà đầu tư.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang trao bằng khen của UBND tỉnh cho các doanh nghiệp có đóng góp quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh.
Bộ Khoa học Công nghệ trao chứng nhận nhãn hiệu "Tôm Sông Đà, Cá sông Đà" cho tỉnh Hòa Bình.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo tỉnh thăm gian hàng cam Cao Phong tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng cá Sông Đà.
LC - HT
Sáng 9-12, tại TP Buôn Ma Thuột (Ðác Lắc), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị giải pháp ổn định dân di cư tự do (DCTD) trên địa bàn cả nước và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại Tây Nguyên. Cùng dự, có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trương Hòa Bình, Trịnh Ðình Dũng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các tập đoàn, tổng công ty nông, lâm nghiệp; lãnh đạo UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành của 20 tỉnh, thành phố liên quan.