(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, khi cả nước náo nức chuẩn bị kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tôi may mắn được gặp những cựu chiến binh (CCB) trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa - Tuyến đường huyền thoại đã góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 60 năm đã đi qua kể từ ngày Đảng, Bác Hồ quyết định mở tuyến đường Trường Sơn, ký ức về những năm tháng hào hùng ấy vẫn chưa bao giờ mờ phai trong lòng những người lính cựu.

 

Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh tặng quà cho các hội viên khó khăn. 

Ngày 19/5/1959, thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn) chính thức được giao nhiệm vụ mở đường Trường Sơn nhằm kịp thời chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Bắt đầu từ Khe Hó (Quảng Trị), con đường băng qua những cánh rừng trên dải Trường Sơn, vươn tới nhiều chiến trường trên mặt trận phía Nam. Tham gia quân ngũ từ năm 1962, sau thời gian huấn luyện, được điều động về Trung đoàn Rạng Đông, ông Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh gần như gắn bó cả đời binh nghiệp của mình trên tuyến đường huyền thoại. Ông Ba nhớ lại: Tháng 8/1962, chúng tôi hành quân liên tục từ địa điểm huấn luyện vào chiến trường. Đi bộ ròng rã hơn 3 tháng để làm nhiệm vụ chuyên mở đường. Lúc đó chưa có đường, chúng tôi đi mãi mà thành đường. Đó là những tuyến đường tự mỗi người phải nghĩ ra làm sao gùi thồ được súng đạn, lương thực, thực phẩm để tiếp viện cho miền Nam. Mất hơn 3 năm như thế, năm 1965 - 1966, chúng tôi mới bắt đầu mở được những tuyến đường nhỏ để có thể vận chuyển bằng xe đạp thồ, từ đó mở rộng ra cho ô tô tải chở hàng, sau này còn có thêm hệ thống đường ống dẫn dầu.  

Do phải tuyệt đối bí mật, an toàn nên phần lớn tuyến đường Trường Sơn đều được mở qua những cánh rừng rậm thâm u hoặc núi đá trùng điệp. "Có những nơi không có gì ngoài đá, suối sâu vực thẳm, cứ rải đường xếp đá xong là sụt xuống. Tất cả công việc mở đường chủ yếu thực hiện vào ban đêm vì ban ngày không thể ra được. Gần như 6 tháng mùa khô, chúng tôi không biết ngủ đêm là gì, thức trắng đêm để mở đường. Trong điều kiện khó khăn, khổ cực như thế, nhưng vẫn phải chống trọi với kẻ thù trên đầu. Mỹ liên tục huy động máy bay, bắn phá cày nát những tuyến đường" - ông Ba kể. 

Ước tính, trong suốt các chiến dịch từ năm 1965 - 1972, Mỹ đã huy động hơn 733 lượt máy bay các loại, thực hiện khoảng 152.000 trận oanh kích, trút xuống tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn nhằm phá nát mạng lưới giao thông chiến lược quân và dân ta đã gây dựng. Nhưng những bom đạn ấy đã không cắt đứt được tuyến đường, cũng như không đánh bại được ý chí quyết tâm của hàng chục nghìn người với 3 lực lượng chính là bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến ngày đêm bám trụ trên tuyến đường, bảo vệ những chuyến hàng với lời thề "máu có thể đổ, nhưng đường không thể tắc". 

Tham gia Tiểu đoàn Trưng Trắc nữ Hà Tây năm 1971, cô Phạm Thị Sinh, Ban liên lạc nữ Bộ đội Trường Sơn tỉnh cũng là một trong những người có mặt trên tuyến đường Trường Sơn trong những ngày chiến tranh ác liệt nhất. Cô Sinh kể: Sau thời gian hành quân 3 tháng, chúng tôi tập kết tại 1 kho tiếp vận D2, thuộc binh trạm 32, Đoàn 559 tại tỉnh Savanakhet, nước bạn Lào. Đó là những ngày vô cùng gian truân, vất vả, nhưng thứ mà chúng tôi nhớ nhất là không có nước dùng, cuộc sống, sinh hoạt gần như trong lòng đất vì chỉ cần rung cây lên là bị máy bay đánh. Luôn đối mặt với hiểm nguy rình rập, nhưng vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ. Chủ yếu là nữ nhưng những bao gạo, hòm đạn ĐKZ hàng mấy chục cân, các chị em cứ bốc vác để vận chuyển ra chiến trường. Thậm chí, nhiều chị em còn vào đội lái xe Trường Sơn. 

Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, những người lính trên tuyến đường Trường Sơn lại tiếp tục đi xây dựng đất nước, trong đó có nhiều tuyến đường huyết mạch, những công trình trọng điểm quốc gia. 60 năm đã trôi qua, những người lính quả cảm năm xưa đều đã lên chức ông, bà lại tập hợp nhau trong Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội cho biết: Xuất phát từ tình đồng đội đã vào sinh ra tử với nhau nơi chiến trường, hàng năm, chúng tôi muốn tập hợp lại để gặp nhau, ôn lại truyền thống năm xưa, đồng thời chia sẻ hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Đến nay, Hội đã tự quyên góp, ủng hộ giúp đỡ được hơn 20 hội viên làm nhà nghĩa tình đồng đội và tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho các hội viên. 


                                                                                    Đinh Hòa

 

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền điển hình tiên tiến, gương "người tốt, việc tốt" giai đoạn 2019-2020

(HBĐT)- Ngày 26/4, Sở Nội vụ, Sở Thông tin truyền thông, Đài Phát thanh&Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền điển hình tiên tiến, gương "Người tốt, việc tốt” giai đoạn 2019-2020. 

Ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền điển hình tiên tiến, gương "người tốt, việc tốt" giai đoạn 2019-2020

(HBĐT) - Ngày 26/4, Sở Nội vụ, Sở Thông tin truyền thông, Đài Phát thanh&Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền điển hình tiên tiến, gương "Người tốt, việc tốt” giai đoạn 2019-2020. 

Chiến thắng 30/4, mãi tiếp lửa cho hành trình phát triển đất nước

(HBĐT) - Kỷ niệm 44 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/ 2019) cũng là thời điểm thế giới kỷ niệm 133 năm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Đây là dịp để mỗi người dân Việt Nam, các thế hệ công, nông, lao động trên thế giới nhớ về những thành quả vĩ đại của cách mạng, của những thắng lợi mà các thế hệ đã đổ bao công sức, trí tuệ, mồ hôi, xương máu mới giành được. Tạo cho chúng ta thêm niềm tin và bước đi vững chắc hướng về tương lai. Nhìn lại bài học lịch sử để chúng ta thấy rằng phải tiếp tục phát huy sức mạnh nội sinh là truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:

Chiến thắng 30-4 mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt nam

(HBĐT) - Với mỗi người dân Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước sạch bóng quân thù xâm lược, hòa bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày đoàn tụ: Non sông thu về một mối, Bắc- Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến chóp mũi Cà Mau. Vĩ tuyến 17 ngang dòng sông Bến Hải chỉ còn là di tích lịch sử một thời.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri 3 xã của huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 26/4, tại xã Vầy Nưa, Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri 3 xã (Vầy Nưa, Hiền Lương, Tiền Phong) của huyện Đà Bắc trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV. Cùng tham gia có đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục