(HBĐT) - Những ngày này, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình đang dồn sức để xử lý một vấn đề nảy sinh trong lộ trình triển khai, thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn. Cụ thể là gần 80% cử tri phường Chăm Mát không đồng tình với phương án nhập, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Dân Chủ, xã Thống Nhất cùng với phường Chăm Mát để thành lập 2 đơn vị hành chính mới (Phương án đã được Bộ Nội vụ đánh giá cao về quá trình chuẩn bị).


Hội CCB thành phố Hòa Bình, phối hợp với Hội CCB phường Chăm Mát tuyên truyền chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố đến hội viên.

Những băn khoăn từ phía người dân

Theo báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ VIII - HĐND TP Hòa Bình khóa XX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 do Ủy ban MTTQ thành phố thực hiện vào cuối tháng 6 vừa qua cho thấy: Cử tri, nhân dân chưa tán thành, thống nhất với phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn là bởi nhiều còn băn khoăn chưa tỏ. Theo đó, nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Tại sao không nhập 2 xã Thống Nhất và Dân Chủ để thành lập mới 1 đơn vị hành chính, giữ nguyên phường Chăm Mát hoặc nhập xã Dân Chủ vào phường Thái Bình, xã Thống Nhất vào phường Chăm Mát, thay vì nhập 8 tổ dân phố của phường Chăm Mát với xã Dân Chủ; và 4 tổ còn lại của phường Chăm Mát với xã Thống Nhất để thành lập 2 đơn vị hành chính mới (theo phương án 102, ngày 30/5/2019 của UBND tỉnh)? Nếu sáp nhập và thành lập ra 2 đơn vị hành chính cấp xã mới thì đơn vị hành chính này được gọi là phường hay xã (khi sáp nhập 8 tổ của phường Chăm Mát với xã Dân Chủ và 4 tổ của Phường Chăm Mát với xã Thống Nhất). Nếu trở về xã thì sau đó sẽ mất lộ trình bao nhiêu năm để xây dựng đủ tiêu chí xã lên phường? Những người dân lao động tự do ở phường Chăm Mát (cũ) khi về xã mới có được cấp đất nông nghiệp để sản xuất? Sau sáp nhập, các hộ gia đình từ phường về xã khi nộp các loại thuế, phí có được tính mức nộp như người dân ở xã không? Việc thay đổi thông tin giấy tờ CMND, hộ khẩu, bìa đất … cho nhân dân có được giải quyết kịp thời? Bố trí việc làm cho cán bộ đang công tác tại Đảng ủy, UBND, các đoàn thể, Trạm Y tế, phường sau sáp nhập như thế nào?…

Ý kiến của người trong cuộc

"Người trong cuộc” ở đây là các thành viên BCĐ 1040 tỉnh, những người đại diện cho các cơ quan chuyên môn tham mưu tỉnh xây dựng và chỉ đạo triển khai các phần việc liên quan đến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Trả lời cho câu hỏi vì sao phải sáp nhập 2 xã Dân Chủ, Thống Nhất cùng với phường Chăm Mát để thành lập 2 đơn vị hành chính mới? và khi thành lập 2 đơn vị hành chính mới sẽ là xã hay phường?, đồng chí Ngô Ngọc Đức, Giám đốc Sở Xây dựng nêu rõ: Phường Chăm Mát hiện tại có địa giới hành chính không hợp lý (đất đai không liền thổ: chia thành 2 khu vực độc lập là khu vực Mát và khu vực Chăm) gây khó khăn cho việc quy hoạch phát triển không gian của phường hiện hữu. Phương án nhập 3 đơn vị hành chính (xã Thống Nhất, xã Dân Chủ và phường Chăm Mát ) để thành lập 2 đơn vị hành chính có quy mô lớn hơn là để đáp ứng tiêu chí trên 75% thành phố là đô thị và 25% tỉnh Hòa Bình là đô thị (bổ sung các tiêu chí để nâng tầm cho đô thị TP Hòa Bình sớm được công nhận đô thị loại II). Thực tế, 2 xã Thống Nhất và Dân Chủ đều đã đạt chuẩn NTM, cơ sở vật chất, hạ tầng đã đảm bảo, sau sáp nhập được bổ sung thêm về diện tích, dân số… hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chí để nâng xã thành phường.

Về những băn khoăn khác, đồng chí Nguyễn Viết Trọng, Giám đốc Sở Nội vụ bổ sung làm rõ: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (gọi tắt là phương án 102) được chuẩn bị khá kỹ lưỡng trên cơ sở bám sát các quy định tại Nghị quyết số 37 -NQ/TƯ của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 653/2019/ UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 32-NQ/CP và thực tiễn của địa phương.

Mục tiêu, sự kỳ vọng của phương án này là nhằm tổ chức hợp lý các đơn vị hành chính, phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của tỉnh, khả năng quản lý của chính quyền cơ sở; đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biến chế, nâng cao chất lượng CB, CC, VC…

Khi xây dựng phương án 102, tỉnh cũng đã chuẩn bị các phương án bố trí, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ CB, CC, VC, NLĐ tại những đơn vị hành chính mới dự kiến hình thành và thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CB, CC, VC dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin giấy tờ cần thiết. Như vậy, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh đã được "đảm bảo” không gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và luôn vì mục tiêu sự phát triển chung của tỉnh.

Cần tập trung tháo gỡ mâu mắc, tạo sự đồng thuận.

Để kịp thời giải quyết những vấn đề này trong lộ trình triển khai thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, ngày 3/7 vừa qua, BCĐ 1040 tỉnh đã có buổi làm việc với BCĐ thành phố. Qua nắm bắt tình hình triển khai, thực hiện, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban TT BCĐ 1040 tỉnh chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến việc trên 79% cử tri phường Chăm Mát không ủng hộ phương án sáp nhập 2 xã Dân Chủ, Thống Nhất cùng với phường Chăm Mát để thành lập 2 đơn vị hành chính mới là do: Lộ trình triển khai, thực hiện của của thành phố chưa chặt chẽ, kịp thời và chưa đúng trình tự (theo Kế hoạch số 100, ngày 24/5/2019 của UBND tỉnh). Cụ thể, thành phố đã tổ chức lấy ý kiến cử tri khi chưa xây dựng được Đề án chi tiết cho việc sáp nhập, điều chỉnh đơn vị hành chính khiến người dân thắc mắc. BCĐ của phường Chăm Mát đã tích cực triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo của tỉnh, thành phố đến với cử tri, nhân dân. Tuy nhiên, việc tuyên truyền theo hướng 1 chiều, chưa nắm bắt kịp thời những phản hồi từ phía người dân để có phương án tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu rõ… dẫn đến chưa tạo được sự lan tỏa. Theo đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban TT BCĐ 1040 tỉnh đã chỉ rõ những phần việc mà thành phố cần tập trung thực hiện trong thời gian tới đó là: Rà soát lại các bước triển khai, thực hiện lộ trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn (bám sát Kế hoạch số 100 của UBND tỉnh). Triển khai, thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên tinh thần dân chủ "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để tạo sự đồng thuận cao nhất. Sớm hoàn thiện Đề án chi tiết để tiếp tục đưa ra lấy ý kiến cử tri. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giải thích để nhân dân hiểu rõ: phương án nhập 2 xã Dân Chủ, Thống Nhất cùng phường Chăm Mát để thành lập 2 đơn vị hành chính mới là vì mục tiêu nâng tầm đô thị TP Hòa Bình tạo sự cộng hưởng vì sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Lam Nguyệt


Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục