(HBĐT) - Đảng bộ xã Kim Bôi (Kim Bôi) có 6 chi bộ trực thuộc, 149 đảng viên đã làm tốt công tác lãnh đạo nhân dân phát triển KT-XH trong thời gian qua. Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhân dân tích cực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế và góp sức xây dựng nông thôn mới.



Từ công tác tuyên truyền, vận động của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nhân dân xã Kim Bôi (Kim Bôi) đã chuyển đổi trồng được 50 ha cây có giá trị kinh tế cao, chủ yếu là cây bưởi cho thu nhập ổn định.

Toàn xã hiện có 3 xóm, 920 hộ, hơn 4.900 nhân khẩu. Nhằm tận dụng tiềm năng của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu, từ năm 2011 đến nay, Đảng ủy, chính quyền xã đã vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Trên diện tích đất trồng lúa truyền thống, bà con đã chuyển đổi được khoảng 50 ha sang trồng các loại cây như bưởi, quýt, nhãn... cho thu nhập ổn định, chiếm 40% tổng diện tích đất sản xuất toàn xã. Trong đó, xuất hiện nhiều tấm gương đảng viên tiêu biểu, tiên phong như: Bùi Văn Dân (chi bộ Suối Can), Bùi Văn Châu (chi bộ Bôi Câu), Bùi Văn Huấn (chi bộ Vố).

Đồng chí Bùi Xuân Đợi, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả do công tác tuyên truyền, vận động sâu sát với nhân dân, Đảng ủy định hướng theo đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, phát huy được vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên để nhân dân làm theo. Hiện, xã đang có 36 mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao như chăn nuôi lợn sinh sản, trồng cây sa chi, các loại cây có múi, nuôi gà thả vườn...”. Nhờ việc thoát ly tư duy sản xuất truyền thống, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã tăng lên 32 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,4%".

Nổi bật trong thời gian qua là việc Đảng ủy, chính quyền xã đã lãnh, chỉ đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương hoàn thành cơ bản 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, tỷ lệ cứng hóa đường giao thông liên thôn của xã đạt 91,3%; giao thông nội đồng cứng hóa trên 60%. 100% hộ dân sử dụng điện thường xuyên, an toàn. 2/2 trường học trên địa bàn đạt chuẩn. 100% xóm có nhà văn hóa. Trạm y tế xã đạt chuẩn, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 99,5%... Để đạt được kết quả đó, xã đã huy động mọi nguồn lực với tổng kinh phí 140,8 tỷ đồng, trong đó, vốn nhân dân đóng góp 12,1 tỷ đồng (chiếm 8,3%), bao gồm hiến đất và tài sản trên đất, đóng góp tiền, ngày công lao động.

Nhằm đa dạng các lĩnh vực phát triển kinh tế, Đảng ủy xã đã có chủ trương khuyến khích phát triển các dịch vụ nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tính đến nay, xã có 4 cơ sở sản xuất gạch tuynel và gạch block; 2 cơ sở cung ứng vật liệu xây dựng; 2 cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng; một số nhà xe du lịch và cung cấp máy móc nông nghiệp khác... Ngoài ra, xã vận động nhân dân phát triển ngành phụ là mây tre đan thu hút trên 250 lao động địa phương làm việc thường xuyên với thu nhập ổn định. Từ năm 2015 đến nay, bằng các nguồn lực huy động, xã đã tổ chức được 36 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho hơn 1.000 lượt người tham gia, góp phần nâng cao kiến thức cho bà con.

Theo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Bùi Xuân Đợi, để lãnh đạo nhân dân phát triển KT-XH đạt hiệu quả, cần nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương để đưa ra chủ trương đúng đắn, phù hợp. Các hoạt động phải đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy dân chủ, tạo đồng thuận trong nhân dân. Trong thời gian tới, Đảng bộ xã tiếp tục xác định nhiệm vụ phát triển KT-XH làm trọng tâm, lấy đó làm nền tảng để huy động sức dân, tạo sự đoàn kết, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, từng bước đổi thay bộ mặt nông thôn.


Thanh Sơn


Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục