NGUYỄN THIỆN NHÂN 
 Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh 

1. Ngoài dự báo, đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu sau 70 ngày

Ngày 31-12-2019, Trung Quốc thông báo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc xuất hiện một loại vi-rút mới gây bệnh viêm phổi cấp. Ngày 11-1-2020, Trung Quốc thông báo ca tử vong đầu tiên vì vi-rút này tại thành phố Vũ Hán.

Cuộc chiến đấu còn gian nan, thành quả bước đầu và sự chuẩn bị chuyển sang trạng thái bình thường mới

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN.

Ðến ngày 11-3 Trung Quốc có hơn 3.000 người chết và 80 nghìn người nhiễm. Ngày 13-1, Thái-lan là nước đầu tiên ngoài Trung Quốc công bố có người nhiễm đầu tiên, tiếp đến là Nhật Bản (ngày 16-1), Hàn Quốc (ngày 20-1); các nước và vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh đầu tiên vào ngày 23-1 là Việt Nam, Mỹ, Hồng Công, Ma Cao (Trung Quốc)… sau đó là hàng loạt các nước. Tổng cộng trong tháng 1, có 27 nước có người nhiễm Covid-19, với tổng dân số 4,3 tỷ người, chiếm 56% dân số thế giới, với tổng giá trị GDP là 66.082 tỷ USD, chiếm 77% GDP toàn cầu.

Không ai dự báo rằng sau 20 ngày có một người chết đầu tiên do Covid-19 ở Trung Quốc, dịch bệnh này đã lây lan 27 nước và có thể chi phối hơn một phần hai dân số thế giới và hơn ba phần tư kinh tế toàn cầu. Tháng 2 có thêm 34 nước bị nhiễm Covid-19 và đặc biệt tháng 3 có tới 146 nước nữa bị nhiễm. Như vậy, chỉ sau ba tháng (91 ngày), đã có 207 nước bị nhiễm Covid-19, chiếm 99% dân số thế giới và 99% GDP toàn cầu. Ngày 11-3, đúng 70 ngày từ khi có ca chết đầu tiên vì Covid-19 ở Trung Quốc, WHO đã tuyên bố đại dịch Covid-19 quy mô toàn cầu. Lúc này trên thế giới có 113 nước bị nhiễm (chiếm khoảng 54% tổng số nước bị nhiễm đến hiện nay là 210 nước). Không ai dự báo được là chỉ một tháng sau đó, có thêm 97 nước bị nhiễm và số người nhiễm đã lên đến gần 1,7 triệu người và hơn 105 nghìn người chết.

Trong bối cảnh chưa có vắc-xin dự phòng và chưa có thuốc đặc trị, các nước đã phòng, chống dịch Covid-19 với các quan điểm và phương pháp khác nhau, do đó diễn biến dịch ở các nước cũng khác nhau. Ðến thời điểm hiện nay, có thể chia ra ba nhóm nước xét theo quy mô số người nhiễm. Nhóm 1, là các nước có hơn 100 nghìn người nhiễm (Mỹ, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Pháp, Ðức và Anh). Tất cả sáu nước này đều là nước phát triển, có thu nhập đầu người cao (từ 30 đến 65 nghìn USD/người), có tổng số người nhiễm là 1,523 triệu người và chiếm tới 65% số người nhiễm toàn cầu, trong khi tổng dân số là 655 triệu người, chỉ chiếm 8,5% dân số thế giới và tạo ra hơn 34.140 tỷ USD GDP (năm 2019), chiếm gần 39% GDP thế giới. Xét về mặt thống kê, đến thời điểm hiện nay, Mỹ và năm nước Tây Âu phát triển là hai trung tâm dịch Covid-19 lớn nhất thế giới và việc phục hồi kinh tế sẽ là khó khăn nhất và có ảnh hưởng rất lớn đến phục hồi kinh tế toàn cầu.

Nhóm 2, là các nước có hơn 10 nghìn người nhiễm đến dưới 100 nghìn người nhiễm (gồm 18 nước, trong đó có Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, Nga, Ấn Ðộ, Thụy Ðiển, Hàn Quốc, Nhật Bản…). 18 nước này có 584.633 người nhiễm (ngày 18-4), chiếm 25% tổng số người nhiễm toàn thế giới và 19.563 người chết, chiếm 12% số người chết toàn cầu, trong khi có dân số 3.657 triệu người, chiếm 47,5% dân số thế giới và GDP là 34.694 tỷ USD, bằng 40% GDP toàn cầu. Nhóm 3 là các nước có dưới 10 nghìn người nhiễm ở mỗi nước (gồm 186 nước). Tuy chiếm 44% số dân thế giới, chủ yếu là các nước có thu nhập trung bình thấp và thấp, chỉ chiếm có 10% số người nhiễm và 12% số người chết toàn thế giới và tạo ra 21% GDP toàn cầu. Như vậy, thời gian tới có thể dịch Covid-19 sẽ lây mạnh hơn, bùng phát ở 186 nước này, sẽ gây ra hậu quả xã hội rất nghiêm trọng, song hậu quả với kinh tế thế giới không nhiều, vì 79% GDP thế giới được tạo ra ở 24 nước khác.

2. Sau 110 ngày, dịch Covid-19 bộc lộ các xu hướng và lây lan

Tùy theo quan điểm của lãnh đạo các nước về phòng dịch và chống dịch Covid-19, điều kiện cụ thể của hệ thống y tế, nhận thức về Covid-19 và thói quen sinh hoạt của người dân, mà sau 80 đến 90 ngày từ khi có người nhiễm đầu tiên ở một nước, diễn biến lây nhiễm Covid-19 rất khác nhau, có thể dẫn tới đại dịch, dịch vừa phải hoặc không có dịch, chỉ có lây nhiễm kiểm soát được.

Nhóm sáu nước có số người nhiễm đến nay là hơn 100 nghìn mỗi nước là các nước có đại dịch với bình quân một triệu dân có 2.325 người nhiễm, 187 người chết. Trong sáu nước này, thì năm nước là I-ta-li-a, Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ đều đang ở giai đoạn có số người chết và số người phải được điều trị ở bệnh viện cùng gia tăng mỗi ngày. Trong đó, số người phải điều trị ở bệnh viện ở Anh và Mỹ gia tăng mỗi ngày là cao nhất (4.000 đến 18.000 người mỗi ngày). Tuy nhiên, Ðức đã chuyển sang giai đoạn khác năm nước còn lại, từ ngày 7-4, số người phải được điều trị tại bệnh viện bắt đầu giảm từ 72.885 đến ngày 20-4 còn 53.100. Tỷ lệ số người phải điều trị trên tỷ lệ số người nhiễm đã giảm từ 70,5% ngày 7-4 xuống còn 36,4% ngày 20-4. Trong vài tuần tới, I-ta-li-a, Tây Ban Nha và Pháp có thể cũng bắt đầu chuyển giai đoạn như vậy (dịch Covid-19 đạt đỉnh). Riêng với Anh và Mỹ chưa thể dự báo lúc nào chuyển giai đoạn.

Trong 18 nước khác có số người nhiễm dưới 100 nghìn và hơn 10 nghìn, Hàn Quốc đã chuyển giai đoạn từ ngày 11-3: Số người phải điều trị đạt đỉnh là 7.562 người vào ngày này, sau đó giảm dần và ngày 20-4 chỉ còn 2.324. Tỷ lệ người phải điều trị ở bệnh viện so với số người nhiễm giảm từ 95% xuống còn 22%. I-ran đã chuyển giai đoạn từ 6-4: Số người phải điều trị giảm từ 32.621 đến ngày 18-4 còn 20.402, tỷ lệ điều trị giảm từ 53% xuống còn 25,8% số người nhiễm.

Trong số 186 nước có số người nhiễm dưới 10 nghìn đã có nhiều nước chuyển giai đoạn. Việt Nam đã chuyển giai đoạn vào 29-3, số người phải điều trị ở các bệnh viện giảm từ 163 xuống còn 54 vào ngày 19-4, tỷ lệ điều trị giảm từ 86,7% số người nhiễm xuống còn 24%. Như vậy, theo nghiên cứu chưa đầy đủ, đến nay đã có ít nhất bảy nước và vùng lãnh thổ chuyển giai đoạn trong việc phòng, chống dịch Covid 19, trong đó, nhóm 1 (Ðức) chuyển giai đoạn ngày 7-4; nhóm 2 (Trung Quốc, Hàn Quốc, I-ran); nhóm 3 (Việt Nam, Ðài Loan-Trung Quốc), Thái-lan). Ngày 11-3, khi WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 toàn cầu, số người bị nhiễm trên một triệu dân là 16,4 người và số người đang điều trị ở các bệnh viện là 6,9 người/1 triệu dân. Ðối chiếu với các tham số này, xem xét thời điểm các nước chuyển giai đoạn, có thể xếp loại mức độ dịch Covid-19 ở bốn mức: đại dịch; dịch ở mức trung bình; dịch nhẹ và không có dịch.

3. Làm gì bây giờ và đến cuối năm 2020?

Các nước có đại dịch và dịch ở mức trung bình, nhưng số người phải điều trị ở bệnh viện vẫn không ngừng tăng lên (Mỹ, Anh, Xin-ga-po, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Nga, Thụy Ðiển…) sẽ phải tìm mọi cách để chặn đứng sự lây nhiễm cho đến khi nào số người phải điều trị tại các bệnh viện không tăng mà giảm: Lúc đó họ sẽ chuyển giai đoạn. Một số giải pháp sẽ được giải quyết trong giai đoạn này là: Cấm đi lại trên toàn quốc (trừ các trường hợp đặc biệt) hoặc ở các vùng có tỷ lệ tổng số người phải chữa bệnh cao, cách ly người bị nhiễm và người đã tiếp xúc, nâng cao năng lực các bệnh viện, chăm sóc các nhà dưỡng lão, bảo đảm đáp ứng thực phẩm, dịch vụ y tế cho nhân dân.

Các nước đã chuyển giai đoạn, phải thiết kế lộ trình và các điều kiện phù hợp để nới lỏng sự hạn chế đi lại, tiếp xúc, giao lưu của người dân, mở lại trường học, cửa hàng, các dịch vụ một cách phù hợp, đưa ra các quy tắc ứng xử và quy chế hoạt động mới của cơ quan, doanh nghiệp, địa phương để không làm lây lan Covid-19 mạnh dẫn đến dịch. Chừng nào chưa có vắc-xin thì khi đó không thể loại trừ lây nhiễm Covid-19, song có thể được kiểm soát như đã và đang kiểm soát các bệnh truyền nhiễm khác.

Mỗi người, mỗi cơ quan, doanh nghiệp, ngành nghề phải chấp nhận một số quy định về hành vi cá nhân và hoạt động của cơ quan mình, doanh nghiệp của mình, tổ chức của mình, địa phương của mình khác trước để phòng bệnh truyền nhiễm Covid-19 và ngăn chặn không để xảy ra dịch Covid-19.

Một số trạng thái bình thường mới có thể hình dung như: Việc đeo khẩu trang có thể là bắt buộc khi hoạt động cộng đồng: đi học, đi chợ, đi du lịch, người trên phương tiện giao thông công cộng, khi gặp gỡ giao lưu với người khác trong một thời gian nhất định. Người từ các nước đang có dịch hay lây nhiễm Covid-19 đến Việt Nam phải được thử có vi-rút hay không và cách ly 14 ngày nếu có dấu hiệu đáng nghi ngờ lây nhiễm. Ngay lúc xuống máy bay, rời xe lửa, ô-tô có thể phải được thử (xác suất hoặc tập trung vào một số đối tượng hoặc một thời gian nhất định). Khi phát hiện có người bị dương tính với Covid-19 thì người đó và tất cả những người tiếp xúc (F1, F2, F3) phải được cách ly và giám sát phù hợp. Khoảng cách giữa người với người trong các hoạt động thường xuyên (sản xuất, nhà hàng, nhà hát, lớp học, tàu xe…) phải được quy định, có mức tối thiểu. Quy mô một số hoạt động đông người bị giới hạn trong một thời gian nhất định (sự kiện văn hóa, thể thao, mít-tinh, du lịch, hội họp…). Thường xuyên phải rửa tay sát khuẩn, phương tiện giao thông được sát khuẩn định kỳ.

Theo các hướng này, cơ quan, doanh nghiệp phải đặt ra các quy tắc ứng xử và quy chế hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc từng ngành nghề để sản xuất, kinh doanh, học tập, khám, chữa bệnh, vui chơi giải trí, đáp ứng tốt nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp, trường học, bệnh viện mà không làm lây nhiễm Covid-19. Trong tháng 4, TP Hồ Chí Minh cần hoàn thành các công việc này để triển khai áp dụng từ tháng 5.

Do nhiều nền kinh tế là đối tác thương mại và đầu tư của Việt Nam còn đang chống dịch, kinh tế chưa phục hồi cho nên cần lấy nhu cầu trong nước của gần 99 triệu dân và của nền kinh tế làm thị trường mục tiêu cho các doanh nghiệp, đồng thời bám sát nhu cầu tăng lên từng ngày của các nước đã chuyển giai đoạn để thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư hai chiều với các đối tác này.

Việc chuyển từ trạng thái chống dịch ở các nước đang có dịch hoặc phòng dịch ở các nước chưa có dịch, tuy có lây nhiễm ở quy mô nhỏ, sang trạng thái bình thường mới đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành với sự tham gia tích cực, hiểu biết và nghiêm túc của người dân trong một lộ trình khác nhau cho các loại hoạt động khác nhau từ nay đến hết năm 2020, để mỗi địa phương và đất nước phục hồi đời sống và sản xuất, kinh doanh nhanh nhất với điều kiện không để xảy ra nguy cơ dịch đáng kể. Từ thực tiễn của Việt Nam và bài học của các nước có thể thống nhất nếu kiểm soát xâm nhập dịch từ bên ngoài vào tốt, phòng dịch trong nước ở tất cả các địa phương, ngành nghề, gia đình và mỗi người tốt thì khi số người nhiễm Covid-19 cần điều trị một lúc ở Việt Nam không quá 1.000 người, thậm chí lên đến 2.000 người thì hệ thống y tế Việt Nam vẫn xử lý được, không quá tải, không gây rối loạn bệnh viện và xã hội.

Với sự chỉ đạo kịp thời của Ðảng, sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt của Chính phủ, sự chủ động, sáng tạo triển khai của cấp ủy và chính quyền các địa phương, sự lăn xả và hy sinh của đội ngũ y sĩ, bác sĩ, sự chia sẻ của mọi tầng lớp nhân dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, chúng ta đã làm nên kết quả rất đáng tự hào: Một đất nước gần 100 triệu dân, ở ngay sát trung tâm dịch của thế giới đầu năm 2020, GDP đầu người chỉ 3.000 USD song cả nước ta chỉ có 268 người bị nhiễm, đã điều trị khỏi hầu hết, không có người chết, trong khi 95% năng lực giường bệnh điều trị Covid-19 chưa sử dụng đến. Việt Nam đã phòng dịch xuất sắc, đã chuyển giai đoạn từ ngày 29-3, nên không xảy ra hậu quả nghiêm trọng gây thiệt hại về người, trong khi đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu. Bây giờ là lúc mỗi người dân và hệ thống chính trị không được chủ quan, không tự buông lỏng kỷ cương, phải chuẩn bị tích cực nhất để từ tháng 5 thực hiện lộ trình chuyển toàn bộ đời sống xã hội, đời sống kinh tế sang trạng thái bình thường mới với mình và cùng cả thế giới.

                                                                                   Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục