Những đóng góp của quân và dân Hòa Bình trong kháng chiến chống Pháp
Thứ bảy, 2/5/2020 | 6:00:04 Chiều
(HBĐT) - Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã đồng hành cùng với quân và dân cả nước đứng lên chống giặc xâm lược. Nhân dịp kỷ niệm 66 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Báo Hòa Bình giới thiệu về những đóng góp của quân và dân các dân tộc tỉnh trong cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi cuối cùng.
Ông Giang Hồng Phúc (người đứng), chiến sỹ Trung đoàn 52 Tây Tiến đã ở lại Hòa Bình để trở thành cán bộ khung của Trung đoàn 12 thời kỳ đầu mới thành lập, kể về những chiến tích của Trung đoàn trong thời kỳ đánh Pháp.
Trung đoàn 12 Hòa Bình - hào hùng những chiến công
Theo ông Giang Hồng Phúc, 88 tuổi ở phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) - nguyên chiến sỹ Trung đoàn 52 Tây Tiến sau ở lại Hòa Bình làm cán bộ khung cho Trung đoàn 12 Hòa Bình, Trung đoàn 12 Hòa Bình được ra đời, tiếp nối truyền thống chiến đấu của Trung đoàn 52 Tây Tiến sau khi chiến dịch Lê Lợi (1949 - 1950), chiến dịch Biên Giới (1950) kết thúc thắng lợi. Khi ấy, Trung đoàn 12 bộ đội địa phương được thành lập trên cơ sở sáp nhập một bộ phận cán bộ, chiến sỹ (CBCS) của Trung Đoàn 52 Tây Tiến còn lại, sau khi đơn vị này được lệnh rút về đồng bằng để thành lập Đoàn Đồng bằng (tiền thân của Sư đoàn 320), cùng với Tiểu đoàn 616 của tỉnh nhập lại thành lập Trung đoàn 12 bộ đội địa phương. Sau khi thành lập, Trung đoàn 12 đã thực sự trở thành nòng cốt, chỗ dựa vững chắc cho Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đánh giặc, giành những thắng lợi to lớn.
Ngày 15/2/1951, Trung đoàn 12 chính thức được thành lập, gồm 1 Tiểu đoàn tập trung, 5 đại đội và 5 đại đội bộ đội địa phương của các huyện: Lương Sơn (Đại đội 121), Lạc Sơn (Đại đội 112), Mai Đà (Đại đội 116), Kỳ Sơn (Đại đội 16), Lạc Thủy (Đại đội 159). Sự ra đời của Trung đoàn 12 đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của LLVT địa phương. Trung đoàn có nhiệm vụ độc lập tác chiến và phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ lực, dân quân du kích bảo vệ căn cứ chiến lược Liên khu 3, bảo vệ các tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 6, quốc lộ 15, đường 12A, đường 12B, bảo đảm cho các lực lượng chiến đấu cơ động trên các hướng, bảo vệ an toàn hậu phương, xây dựng lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chỗ và bổ sung lực lượng cho các chiến trường. Lực lượng chủ yếu của Trung đoàn 12 là con em Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã được luyện rèn qua những khó khăn, gian khổ trong đấu tranh cách mạng.
Được sinh ra, được chiến đấu, được Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thương yêu, đùm bọc. Trung đoàn 12 đã từng bước trưởng thành, lập nên những chiến công xuất sắc, trở thành nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, bảo vệ quê hương. Trong chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), CBCS Trung đoàn 12 đã lập nên nhiều chiến công xuất sắc, như trận đánh Cầu Mè trên quốc lộ 6. Các đơn vị của Trung đoàn 12 phối hợp với bộ đội chủ lực, cùng Nhân dân địa phương tiêu diệt gọn đoàn xe cơ giới 34 chiếc của Pháp; trận dốc Kẽm diệt 2 trung đội Âu - Phi, phá hủy 10 xe cơ giới; trận Giang Mỗ - Bình Thanh tiêu diệt, bắt sống 1 đại đội Âu - Phi, phá hủy 1 xe tăng, 5 xe cơ giới của địch; trận phục kích Đồng Bái, Đồng Chum của Đại đội 121 (Lương Sơn) và du kích xã Hùng Sơn đã phá hủy 5 xe cơ giới của giặc; trên sông Đà, Đại đội 116 (Mai Đà), Đại đội 16 (Kỳ Sơn) cùng phối hợp với Đại đoàn 351 và dân quân du kích các xã ven sống bắn cháy, bắn chìm nhiều ca nô, tàu chiến của địch. Ngoài ra, CBCS Trung đoàn 12 còn tham gia đánh hàng trăm trận lớn, nhỏ khắp nơi trong tỉnh. Cũng theo ông Giang Hồng Phúc, trong những trận đánh của Trung đoàn 12, trận phục kích đánh địch tại Vai Réo là trận đánh hay nhất, điển hình nhất. Trận đánh này, ta đã tiêu diệt được nhiều phương tiện cơ giới và sinh lực địch. Trong đó, có những chiến sỹ một mình tiêu diệt hàng trăm tên địch, thu chiến lợi phẩm là hàng chục khẩu súng, như chiến sỹ người dân tộc mường Bạch Công Xẻng...
Trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an toàn các tuyến giao thông quan trọng, khu căn cứ địa cách mạng; bảo vệ các cơ quan Đảng, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh trong chiến tranh. Đặc biệt, Trung đoàn đã khẳng định được vai trò hạt nhân lãnh đạo LLVT địa phương cùng toàn dân đánh giặc, góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của dân tộc, đánh bại thực dân Pháp xâm lược.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng Tư lịch sử, chúng tôi có dịp được trò chuyện với những người lính năm xưa để khơi lại nguồn ký ức về một thời "mưa bom, bão đạn” nhiều hy sinh, nhưng cũng đầy hào hùng. Trở về với cuộc sống đời thường, dù ở những cương vị khác nhau, những người lính Cụ Hồ vẫn âm thầm góp sức, công hiến, xây dựng quê hương giàu mạnh.
(HBĐT) - Với nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) và kỷ luật Đảng, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ TP Hòa Bình đã tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trong tâm, góp phần làm trong sạch Đảng, nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, đảng viên.
(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Những năm qua, kế thừa tinh thần "Ba đảm đang", phụ nữ tỉnh Hòa Bình luôn gìn giữ, tiếp nối truyền thống, không ngừng phấn đấu, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, chung sức, đồng lòng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH của địa phương.
(HBĐT) - Chiến dịch Hồ Chí Minh trong Đại thắng mùa Xuân 1975 đã làm được điều hiếm có trong lịch sử chiến tranh là giải phóng thành phố Sài Gòn hầu như nguyên vẹn, hạn chế đổ máu, đồng thời hoàn thành trọn vẹn mục tiêu "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”…
(HBĐT) - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất", trong những năm qua, tổ chức Công đoàn (CĐ) tỉnh đã phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong công chức và người lao động, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành, đơn vị, cũng như thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.
(HBĐT) - Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, giao việc cụ thể, sát sao đôn đốc, gắn với trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục sự yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tháo gỡ khó khăn, cản trở sự phát triển, quyết liệt chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ trong nhiệm kỳ tới và những năm tiếp theo.