Ngày 16/5, tại tỉnh Nghệ An, nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khánh thành Đền Chung Sơn - đền thờ song thân phụ mẫu và anh chị em ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tại Núi Chung, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn bó thuở thiếu thời.




Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An xưa nay là vùng địa linh nhân kiệt, một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, nơi đã góp cho đất nước 38 vị đại khoa cốt cách thanh cao, trí tuệ uyên thâm, được người đời trọng phục…

Miền đất này là nơi sinh ra 3 vị anh hùng lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam là Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh, những người đã làm rạng rỡ cho núi sông Việt Nam, đem lại vinh dự cho nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Nam Đàn nói riêng: "… Anh hùng xuất chúng Mai, Phan, Nguyễn/ Khoa bảng lừng danh Xán, Đạt, Giao/ Truyền thống anh hùng và học giỏi/ Mong rằng hậu tiến mãi giương cao…”.

Sông núi Nam Đàn - một phần máu thịt của giang sơn gấm vóc Việt Nam - nơi cắt rốn chôn nhau và nuôi dưỡng cậu bé Nguyễn Sinh Cung từ thuở ấu thơ - đã góp phần to lớn trong việc hình thành tình cảm, cốt cách, tư tưởng của Danh nhân Văn hóa Hồ Chí Minh.

Thủ tướng bày tỏ cảm nhận đầu tiên khi bước chân đến đây vừa là sự tĩnh lặng và sâu lắng nguyên sơ, vừa chất chứa sự linh thiêng của một không gian văn hóa - lịch sử. Từ đây, tầm nhìn rộng mở, rõ nét hình sông, thế núi và các làng xóm quây quần: "… Chiu chít liền những núi/ Trông như ngựa chạy vòng/ Miền nam mờ ngọn núi/ Cõi bắc uốn khúc sông…”.

Tại vùng đất này, mỗi ngọn núi, khúc sông và cánh đồng đều gắn với từng nét son trong trang sử vẻ vang của dân tộc ta. Có lẽ, từ thời còn rất nhỏ tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường phóng tầm mắt ra xa để ngắm cảnh nước non hùng vĩ và thêm yêu quê hương, xứ sở để vun dưỡng thêm khát vọng "ra đi tìm đường cứu nước” của mình.

Thủ tướng cho rằng công trình Đền Chung Sơn nằm trong Đề án xây dựng Khu di tích lịch sử văn hóa du lịch Núi Chung, nơi sẽ trở thành trung tâm du lịch văn hóa lịch sử - một điểm không thể thiếu của tỉnh Nghệ An với việc khôi phục nhiều làng nghề truyền thống như nghề dệt vải từ cọng sen hay làm nến từ thảo dược… 

Đền thờ được hoàn thành đã truyền tải sâu sắc tính lịch sử văn hóa và bản sắc dân tộc vùng quê xứ Nghệ, thể hiện sự đoàn kết, chung sức chung lòng - củng cố sức mạnh dân tộc, phát huy những giá trị nhân văn tốt đẹp. 
Thủ tướng ghi nhận và biểu dương các cấp lãnh đạo tỉnh Nghệ An, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo trong giai đoạn khởi công Dự án từ năm 2012 - khi cả nước ở trong thời điểm phải đối mặt với nhiều khó khăn do hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu - đã đồng sức, đồng lòng với ý chí quyết liệt và quyết tâm xây dựng công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này. 

Thủ tướng cũng hoan nghênh, đánh giá cao Ngân hàng TMCP Bắc Á đã thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa tham gia đóng góp tích cực với trách nhiệm cao để cùng tỉnh Nghệ An hoàn thành căn bản công trình.

Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An và Ngân hàng TMCP Bắc Á sớm hoàn thành Đề án để nơi đây sớm trở thành điểm đến khởi nguồn cho hành trình về thăm quê Bác của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Sau nghi lễ cắt băng khánh thành Đền Chung Sơn, Thủ tướng cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Nghệ An và đại diện dòng họ bên nội, bên ngoại Bác Hồ đã thực hiện các nghi lễ truyền thống bao gồm: Lễ khai thanh và Lễ dâng hương. 

 * Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ và tỉnh Nghệ An đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn; cắt băng khánh thành và gắn biển công trình "Hợp tác xã với Bác Hồ”.

Trong chuyến công tác này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ phát hành bộ tem "Kỷ niệm 130 năm sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969)” và lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Bảo tàng Hồ Chí Minh  (1970-2020) tại Khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn./.


P.V

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục