Việt Nam ngày càng trở thành "tấm gương" phản chiếu những lý tưởng và giá trị mà ASEAN có thể mang lại cho nhân dân các nước trong khu vực.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020. Ảnh: TTXVN

Đây là nhận định được ông Ahmad Ibrahim Almutaqqi, Giám đốc Chương trình nghiên cứu ASEAN thuộc Trung tâm Habibie (Indonesia) đưa ra khi trao đổi với phóng viên TTXVN thường trú tại Jakarta.

Theo ông Ibrahim, kể từ khi gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995, Việt Nam ngày càng hòa nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Đến nay, Việt Nam đã mở rộng cánh cửa với thương mại tự do và hiện là một phần quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. 

Ông Ibrahim khẳng định xu thế này rất giống với những gì mà dự án hội nhập khu vực ASEAN đang cố hướng tới và Việt Nam rõ ràng đang được hưởng lợi từ hội nhập. Theo ông, "chúng ta đang chứng kiến một Việt Nam tự tin hơn trên vũ đài thế giới và có những đóng góp quan trọng cho khu vực mỗi khi giữ chức Chủ tịch của ASEAN".

Nhà nghiên cứu Indonesia cũng cho rằng điều đáng khích lệ là Việt Nam ngày càng được xem là một trong những nhà lãnh đạo của ASEAN. Trong một thời gian dài, Indonesia từng luôn được coi là nhà lãnh đạo tự nhiên của ASEAN song thật tốt khi Việt Nam cũng đang đóng góp và Jakarta có thể tin tưởng Hà Nội để bảo vệ ASEAN.

Đánh giá về vai trò và vị trí của ASEAN sau 53 năm xây dựng và phát triển, học giả kỳ cựu này cho rằng thành tựu lớn nhất của ASEAN là giữ được hòa bình và ổn định trong khu vực. Theo ông Ibrahim, đây không phải là "kỳ tích tầm thường" do tính đa dạng của khu vực Đông Nam Á, với nhiều tranh chấp biên giới chưa được giải quyết, cũng như việc các cường quốc thường sử dụng khu vực này như một "đấu trường" cạnh tranh địa chiến lược. 

Theo năm tháng, sự tồn tại của ASEAN đã cho phép các nước Đông Nam Á không chỉ xử lý các thách thức trên mà còn thịnh vượng và phát triển lớn mạnh, ngày càng được các nước trên thế giới công nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong việc định hình các vấn đề khu vực.

Tuy nhiên, ông Ibrahim cũng cho rằng thách thức trước mắt mà ASEAN đang phải đối mặt là đại dịch COVID-19 vốn gây thiệt hại hết sức nặng nề không chỉ với sức khỏe cộng đồng mà cả nền kinh tế khu vực. Nếu không được xử lý đúng cách, những tác động tiêu cực này có thể dẫn đến bất ổn chính trị và xã hội. Do đó, điều quan trọng là ASEAN cần dẫn dắt trong bất kỳ giai đoạn phục hồi hậu COVID-19 nào.

Ngoài ra, ASEAN vẫn phải đối mặt với thách thức cố hữu khi đứng giữa các cường quốc. Vấn đề phức tạp đó dường như xuất phát từ sự thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực, với việc Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán trong khi Mỹ được cho là bớt quan tâm hơn tới khu vực. Nhà nghiên cứu Ibrahim cho rằng sự bất định này sẽ chỉ làm gia tăng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, qua đó tiếp tục tác động tới ASEAN những năm tới. Vì vậy, ASEAN cần phải sáng suốt để không bị lôi kéo vào bất kỳ cuộc cạnh tranh quyền lực nào giữa các nước lớn.

Theo TTXVN

Các tin khác


Phát huy sức mạnh đoàn kết, xây dựng huyện nông thôn mới Lương Sơn trở thành vùng kinh tế năng động của tỉnh

(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), được sự hỗ trợ của T.Ư; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, sở, ngành và với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị huyện, cùng sự đồng thuận của Nhân dân, ngày 14/7/2020, huyện Lương Sơn chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM năm 2019, vượt kế hoạch trước 1 năm. Đây là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện, là niềm vui lớn trước thềm Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Năng động, sáng tạo xây dựng huyện Lương Sơn phát triển toàn diện, bền vững

(HBĐT) - Bằng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền; sự đồng thuận của toàn xã hội, huyện Lương Sơn đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trong phát triển KT - XH. Nhân dịp UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố và đón Bằng công nhận huyện Lương Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019; Quyết định công nhận thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV, PV Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Bùi Quang Toàn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện.

Sáng nay (22/7), khai mạc Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI

(HBĐT) - Sáng nay (22/7), tại Hội trường trụ sở Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh diễn ra khai mạc Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đại diện Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh, ĐBQH tỉnh và sở, ban, ngành. 

Thủ tướng: Đồng Nai phải bảo đảm giải ngân vốn đầu tư công trên 95% năm 2020

Ngày 21-7, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đồng Nai về giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành).

Phó Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng 

(HBĐT) - Sáng 21/7, nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh - liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2020), đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi và tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Sự, xóm Xạ Múc, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình). Tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở LĐ-TB&XH, Bộ CHQS tỉnh, TP Hòa Bình và Viễn thông Hòa Bình (VNPT), đơn vị nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng.

Ghi nhận công tác chỉ đạo đại hội ở Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

(HBĐT) - Tính đến ngày 30/6/2020, 100% chi, Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng ủy Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh đã tiến hành xong đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đánh giá, nhìn chung công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội cơ bản theo đúng kế hoạch đề ra, bảo đảm đúng quy trình, quy định, mang tinh thần đổi mới, nghiêm túc, dân chủ, trí tuệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục