(HBĐT) - Đồng chí Phó Bí thư TT Huyện ủy Kim Bôi Nguyễn Văn Xiêng cho biết: Nhiều năm nay, BTV Huyện ủy đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) cho CB, ĐV. 5 năm qua, BTV Huyện ủy đã cử 26 đồng chí học cử nhân và cao cấp LLCT; đào tạo sau đại học 5 đồng chí, bồi dưỡng nghiệp vụ 15 đồng chí, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng 7 đồng chí; cử 172 đồng chí học trung cấp LLCT tại tỉnh, mở 3 lớp LLCT, hành chính với 216 học viên, 4 lớp LLCT sơ cấp với trên 200 học viên… Thông qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), ngăn ngừa, đẩy lùi sự suy thoái và những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ; tập trung xây dựng Đảng vững mạnh, xây dựng đội ngũ CB, ĐV, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.


Công tác bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị được trường Chính trị tỉnh thực hiện hiệu quả.

Theo đánh giá của BTV Tỉnh ủy, trong những năm qua, công tác giáo dục LLCT đã góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, CB, ĐV, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền và đổi mới phương thức hoạt động của các đoàn thể trong hệ thống chính trị. Bên cạnh những kết quả đạt được, nhận thức của một số ít cấp ủy, cơ quan, đơn vị, CB, ĐV về dạy và học LLCT chưa cao; việc chấp hành quy định về học tập LLCT chưa nghiêm; có biểu hiện ngại học LLCT…

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 776, ngày 30/6/2020 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm các quy định về công tác giáo dục LLCT; yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo dục LLCT trong tỉnh thực hiện nghiêm túc những nội dung sau: Tiếp tục thực hiện nghiêm nội dung Kế hoạch số 149, ngày 17/6/2015 của BTV Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, Quyết định số 567-QĐ/TU, ngày 30/8/2017 của BTV Tỉnh ủy quy định về chế độ học tập của CB, ĐV trong Đảng bộ tỉnh. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác LLCT. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đối với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ CB, ĐV trong toàn Đảng bộ. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng, quản lý của các cấp chính quyền đối với công tác LLCT.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT-XH gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT, cập nhật kiến thức với việc bố trí, sắp xếp, luân chuyển, đề bạt cán bộ; thực hiện nghiêm việc phân cấp chọn, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Các sở, ngành, địa phương, đơn vị, cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo dục LLCT thực hiện nghiêm túc các quy định của T.Ư, của tỉnh trong lĩnh vực giáo dục LLCT, nhất là việc xét duyệt, cử CB, ĐV đi học đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng địa chỉ.

Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở giáo dục LLCT trong tỉnh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế giảng dạy, học tập và phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, cơ quan, đơn vị để theo dõi, quản lý quá trình học tập của CB, ĐV nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương, khắc phục tình trạng lười học, ngại học LLCT, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT. Bên cạnh đó, tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp, gắn lý luận với thực tiễn, cập nhật kiến thức nhằm tăng tính thuyết phục và sự hấp dẫn trong giảng dạy, học tập LLCT; không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên (nhất là giảng viên trẻ) nhằm xây dựng môi trường đào tạo thực sự nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị hàng năm rà soát, đánh giá việc học tập của CB, ĐV; lấy kết quả học tập là một trong những nội dung, tiêu chí đánh giá, xếp loại CB, ĐV hàng năm. BTV Tỉnh ủy giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của T.Ư, của tỉnh về công tác giáo dục LLCT; định kỳ hàng năm báo cáo BTV Tỉnh ủy.

Lê Chung


Các tin khác


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục