Quang cảnh hội thảo tại điểm cầu tỉnh.
Trong năm 2020, nước ta đã triển khai mạnh mẽ về cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử. Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử mang lại lợi ích và những kết quả ấn tượng. Trong đó, việc triển khai trục liên thông văn bản quốc gia đã có 100% bộ, ngành, địa phương kết nối, giúp thay đổi lề lối, tác phong làm việc, giảm thời gian gửi, nhận văn bản, minh bạch, tăng hiệu quả xử lý công việc, tiết kiệm 1.200 tỷ đồng/năm; hệ thống eCabinet giúp hỗ trợ xử lý công việc, cung cấp tài liệu phiên họp, hỗ trợ biểu quyết, tiết kiệm 169 tỷ đồng/năm; hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giúp chỉ đạo, điều hành dựa trên cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định, tổng hợp, phân tích, dự báo, giám sát các mục tiêu KT-XH, tiết kiệm 460 tỷ đồng/năm; đặc biệt, hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia sau khi tích hợp thêm 4 dịch vụ công, dịch vụ công thứ 2.700, tiết kiệm 8.000 tỷ đồng/năm... Tổng chi phí tiết kiệm được từ cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử năm 2020 trên 15.000 tỷ đồng.
Tại hội thảo, đại diện nhiềuđiểm cầuđã thảo luận, trao đổicácchuyên đề: Kết quả, bài học về công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử; "Chính sách mới của Thủ tướng Nhật Bản Suga để phát triển Chính phủ số" và "Kinh nghiệm số hoá dịch vụ công và thủ tục hành chính tại Nhật Bản"; xây dựng chính sách sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử năm 2021 là phát triển Chính phủ điện tử, tạo tiền đề thực hiện chuyển đổi số. Thông qua hội thảo nhằm cung cấp, chia sẻ kinh nghiệm để các bộ, ngành,địa phương nghiên cứu, ứng dụng vào việc thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử.
Bùi Minh