(HBĐT) - Đây là thời kỳ Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1980 và Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước năm 1981. Quốc hội được cụ thể hóa thành 15 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó có những nội dung quan trọng như làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; thực hiện quyền giám sát tối cao về tuân theo Hiến pháp và pháp luật; quyết định kế hoạch Nhà nước và phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch Nhà nước; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước... 


Quốc hội có sự điều chỉnh lớn về cơ cấu tổ chức. Đó là việc thiết lập Hội đồng Nhà nước thay cho chế định Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lần đầu có chức danh Chủ tịch Quốc hội. 

Quốc hội khóa VII (1981 - 1987): Tổ chức bầu cử ngày 26/4/1981; tổng số 496 đại biểu. Quốc hội khóa VII với 12 kỳ họp, ban hành 10 đạo luật, 35 nghị quyết. Hội đồng Nhà nước ban hành 15 pháp lệnh. Quốc hội đã triển khai thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Hoạt động giám sát của Quốc hội được coi trọng, Hoạt động chất vấn tại kỳ họp có bước cải tiến. Thời kỳ này, hoạt động ngoại giao nghị viện được đẩy mạnh, chú trọng nguyên tắc nhất quán, ủng hộ những sáng kiến hòa bình, bảo đảm an ninh chung của nhân loại. 

Quốc hội khóa VIII (1987 - 1992): Tổ chức bầu cử ngày 19/4/1987; tổng số 496 đại biểu. Đây là Quốc hội đầu tiên của giai đoạn đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội VI của Đảng đề ra. Nhiệm kỳ này, Quốc hội họp 11 kỳ, thông qua 2 bộ luật, 25 đạo luật; Hội đồng Nhà nước ban hành 39 pháp lệnh. Kỳ họp thứ 8 (năm 1992), Quốc hội khóa VIII chính thức sửa đổi Hiến pháp năm 1980 gọi là Hiến pháp năm1992. Hiến pháp năm 1992 đã cụ thể hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.

(Còn nữa) 

P.L (TH)

Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục