(HBĐT) - Ngày 19/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quy hoạch (CTQH). Dự hội nghị tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ngành, đơn vị liên quan; đại diện một số Ủy ban của Quốc hội. Dự tại đầu cầu 63 tỉnh, thành phố là Bí thư tỉnh, thành ủy; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.
Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành thời gian để thông tin về tình hình dịch Covid-19. Theo Thủ tướng, sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội, công tác phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam đạt kết quả nhất định, song chưa như mong muốn, vì vậy cần tiếp tục tập trung các giải pháp kiểm soát dịch bệnh...
Về hội nghị trực tuyến toàn quốc về CTQH, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật Quy hoạch. Từ đó đến nay, Chính phủ đã có các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo triển khai Luật Quy hoạch song hiện chưa đạt tiến độ như mong muốn. Hội nghị nhằm bàn nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy triển khai Luật Quy hoạch đúng tiến độ, hiệu quả, thực chất.
Hội nghị đã nghe và thảo luận về tình hình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả, chất lượng lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050.
Theo đó, đến nay, quy hoạch tổng thể quốc gia đang ở giai đoạn hoàn thiện khung định hướng; về các quy hoạch ngành quốc gia, các bộ, ngành đã lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 36/3.814 nhiệm vụ; về quy hoạch tỉnh đã có 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, còn hai địa phương chưa trình nhiệm vụ lập quy hoạch để thẩm định… Dự kiến trong năm 2021, có 19/38 quy hoạch ngành quốc gia, 1/6 quy hoạch vùng, 26/63 quy hoạch tỉnh hoàn thành công tác lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, các quy hoạch còn lại sẽ được hoàn thiện và trình thẩm định trong năm 2022.
Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nêu và phân tích nguyên nhân của một số khó khăn, hạn chế; bài học kinh nghiệm; đồng thời đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, CTQH rất quan trọng, vì bất kỳ địa phương, lĩnh vực nào cũng phải có quy hoạch, do đó, CTQH phải đi trước một bước. CTQH hiện nay nhằm cụ thể hóa một bước Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Luật Quy hoạch 2017, do đó, quy hoạch phải bám sát tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của các bộ, ngành và đặc biệt là các địa phương để phát triển bền vững.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị lập quy hoạch phải bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch phát triển KT-XH 10 năm tới, cũng như bám sát Luật Quy hoạch và các nghị quyết, nghị định của Chính phủ. Trong quá trình làm quy hoạch nếu phát sinh ở cấp nào, ngành nào, lĩnh vực nào, bộ, ngành, địa phương đó sẽ phải giải quyết; vướng mắc ở cấp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ tổng hợp trình Chính phủ xem xét, giải quyết.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các ngành, địa phương lập Ban Chỉ đạo CTQH, trong đó, Bí thư cấp ủy, đứng đầu chính quyền các cấp làm Trưởng ban Chỉ đạo CTQH ở ngành, địa phương mình. Cấp ủy chỉ đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hội nghị này có nhiều ý kiến sâu sắc, căn cứ và bám sát thực tiễn. Vì vậy, các bộ, ngành tiếp thu ý kiến của các địa phương và các địa phương cũng tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành để phối hợp, điều chỉnh, hoàn chỉnh, triển khai. Những ý kiến tại hội nghị này sẽ được các cơ quan Chính phủ tiếp thu để Chính phủ xem xét, điều chỉnh một số Nghị định liên quan CTQH phù hợp với tình hình, nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy quá trình làm quy hoạch, với tinh thần vừa đảm bảo tiến độ, vừa đảm bảo chất lượng, đảm bảo kết nối quy hoạch ngành, tỉnh, vùng và quốc gia...
P.V (TH)
(HBĐT) - Ngày 18/8, đoàn giám sát của UB MTTQ tỉnh do lãnh đạo UB MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đà Bắc về 2 nội dung: Việc chấp hành pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN-TC) đối với Chủ tịch UBND các cấp năm 2021; giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(HBĐT) - Công tác phát triển đảng được Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Do đó, những năm qua, Huyện uỷ đã chỉ đạo các chi, Đảng bộ trực thuộc quan tâm làm tốt công tác phát triển đảng viên đạt được nhiều kết quả đáng kể.
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 232, ngày 9/6/2016 của BTV Tỉnh uỷ ban hành quy định về tiếp xúc, đối thoại (TX, ĐT) với Nhân dân, tính đến tháng 6/2021, toàn huyện Lạc Thủy đã tổ chức được 62 cuộc TX, ĐT trực tiếp giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền với Nhân dân. Trong đó, cấp huyện tổ chức được 7 cuộc với 338 đại biểu tham gia, gần 90 ý kiến kiến nghị, phản ánh; cấp xã tổ chức được 55 cuộc với hơn 2.800 lượt người tham gia, 580 ý kiến kiến nghị, phản ánh.
Ngày 17/8, tại trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 và một số cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Ngày 17/8, đoàn giám sát của UB MTTQ tỉnh do lãnh đạo UB MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Tân Lạc về 2 nội dung: Giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN-TC) đối với Chủ tịch UBND các cấp năm 2021.
(HBĐT) - Vừa qua, tại huyện Tân Lạc, Sở Nội vụ phối hợp UBND huyện Tân Lạc tổ chức hội nghị quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 470 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách nguyên là Chủ tịch UBMTTQ và trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã do sắp xếp đơn vị hành chính; Nghị quyết số 471 về quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư, nghỉ việc khi thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019 của Chính phủ.