Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nghiên cứu kỹ và thống nhất dùng chung một app cho nhân dân, quy định người có app xanh được di chuyển, app đỏ phải ở nhà.
Mã sổ sức khoẻ và Chứng nhận tiêm chủng trên app "Sổ sức khỏe điện tử”
Tại văn bản về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch COVID-19 ngày 24/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương thực hiện chỉ đạo tại Thông báo số 242/TB-VPCP ngày 13/9/2021 của Văn phòng Chính phủ.
Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an và các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ và thống nhất dùng chung một app (ứng dụng di động) cho nhân dân, trong đó, quy định rõ "người có app xanh được di chuyển, người có app vàng hạn chế di chuyển, người có app đỏ thì không được di chuyển (ở nhà)".
Theo Thông báo số 242/TB-VPCP, trong thời gian sớm nhất phải có một ứng dụng chính thức duy nhất, thuận tiện cho người dân sử dụng, đáp ứng được yêu cầu về thông tin, dữ liệu phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Khi triển khai ứng dụng mới, tất cả người dân đã khai báo thông tin trên các ứng dụng do các Bộ chỉ đạo xây dựng, triển khai trước đây sẽ phải được tự động cập nhật, chuyển sang ứng dụng mới, không bắt buộc người dân phải khai báo lại từ đầu. Các thông tin về sức khỏe, đi lại, tiếp xúc của người dân được quản lý tập trung, thống nhất và chỉ phục vụ cho mục đích phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn thông tin, không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.
Công an kiểm tra phương tiện giao thông bằng phương pháp quét mã QR Code (Ảnh: TTXVN)
Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch. Trước mắt, chỉ đạo kết nối, liên thông ngay các cơ sở dữ liệu phát sinh từ các ứng dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế đã chỉ đạo xây dựng (hiện do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý) và kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu dân cư do Bộ Công an quản lý để phục vụ phòng, chống dịch. Đồng thời, chủ trì, thống nhất với Bộ Công an, Bộ Y tế chỉ đạo phát triển một ứng dụng chính thức của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 để người dân sử dụng thuận tiện (tạm gọi là ứng dụng phòng, chống COVID-PcCOVID).
Bộ Y tế chỉ đạo toàn hệ thống y tế thực hiện cập nhật, kết nối thông tin cần thiết cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, kết quả xét nghiệm, kết quả tiêm vaccine, điều trị bệnh nhân COVID-19… Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu về Bảo hiểm Y tế.
Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện kết nối, chia sẻ các thông tin cần thiết cho công tác phòng, chống dịch trong cơ sở dữ liệu dân cư với các cơ sở dữ liệu khác có liên quan; chỉ đạo công an các địa phương tham mưu cho chính quyền các cấp tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện ứng dụng mới (PcCOVID).
Ngày 11/9, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ra quyết định ban hành hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, mỗi cá nhân sẽ có một QR duy nhất, dùng chung trên các nền tảng, chứa các thông tin liên quan đến công tác phòng, chống dịch như sổ sức khỏe điện tử, Bluezone, sức khỏe Việt Nam... Đại diện Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 cho biết sẽ cần khoảng 1 tuần cho các ứng dụng kết nối, đồng bộ dữ liệu.
Thời gian tới, khi các tỉnh, thành phố nới lỏng giãn cách và đưa một bộ phận nhất định trong xã hội hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới thì việc triển khai áp dụng các biện pháp công nghệ, cụ thể là giải pháp quét mã QR sẽ mang tính cốt lõi.
Người dân khi ra đường, đến các điểm công cộng, nơi tập trung đông người cũng cần quét mã QR. Các công sở, doanh nghiệp, cửa hàng, các nơi cung cấp dịch vụ... khi mở cửa phải đảm bảo việc giám sát ra vào bằng mã QR.
Theo VTV.VN
(HBĐT) - Hội đồng quản lý Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò Người cao tuổi (NCT) vừa ban hành Kế hoạch số 202 về việc phát động đợt cao điểm ủng hộ Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò NCT tỉnh năm 2021.
Chiều 22/9 (theo giờ New York, tức rạng sáng 23/9 giờ Việt Nam), trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn trọng thể này.
(HBĐT) - Theo Công văn 191/CV-BCĐ, ngày 23/9/2021 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch (BCĐ PCD) Covid-19 tỉnh yêu cầu lãnh đạo các huyện, thành phố tiếp tục kích hoạt các biện pháp PCD, tuyệt đối không lơ là, chủ quan.
(HBĐT) - Huyện ủy Cao Phong tích cực chỉ đạo việc biên soạn cuốn sách "Huyện Cao phong 20 năm xây dựng và phát triển (2002 - 2022)” nhằm tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển của huyện, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện. Đây là một ấn phẩm thiết thực chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập huyện (từ tháng 3/2002 - 3/2022).
(HBĐT) - Đình Lập, xóm Lập, xã Lập Chiệng - nay là xã Kim Lập (Kim Bôi) được khởi dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Đây là địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I, năm 1948, được UBND tỉnh cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Phát huy tinh thần cách mạng của thế hệ cha anh đi trước, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã Kim Lập tiếp tục đoàn kết, nỗ lực, góp sức phát triển quê hương ngày một đẹp giàu.
(HBĐT) - Phát hiện 101 cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) có biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, trong đó đã xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách 63 đồng chí, cảnh cáo 22, cách chức 3 và khai trừ 13 đồng chí. Đó là minh chứng cụ thể cho thấy việc triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết (NQ) số 4 của BCH T.Ư khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ (NQ T.Ư 4) ở Đảng bộ huyện Lạc Thủy.