(HBĐT) - Với đặc thù của tỉnh đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm đa số. Do vậy, việc phối hợp với các ban, ngành chức năng trong công tác tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như chính sách đối với vùng dân tộc và việc nắm bắt địa bàn luôn được Ban Dân tộc tỉnh chú trọng.


Ban Dân tộc và Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025.

Đánh giá về chương trình phối hợp thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Phó trưởng Ban Dân tộc cho biết: Giai đoạn 2017 - 2021, thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Dân tộc với Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Dân tộc với Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh đã được triển khai nghiêm túc, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ngành, địa phương; kịp thời tham mưu cấp ủy lãnh đạo thực hiện và sơ, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân tộc. Qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách ở vùng DTTS và miền núi, nâng cao đời sống người dân.

Song song với công tác tuyên truyền, vận động, các đơn vị đã tích cực trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình vùng dân tộc; đề xuất, kiến nghị những vần đề cần tập trung giải quyết được dư luận và người dân quan tâm. Đồng thời, thường xuyên phối hợp trong công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc, mặt trận, dân vận, cán bộ cơ sở, người có uy tín (NCUT) về nâng cao năng lực vai trò chủ đầu tư, năng lực giám sát cộng đồng, kỹ năng vận động, tuyên truyền. Theo đó, những năm qua, Ban Dân tộc đã phối hợp mở 23 lớp đào tạo, bồi dưỡng; phối hợp UBND các huyện chỉ đạo, tổ chức trên 260 lớp tập huấn cho cộng đồng và cán bộ các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn với gần 13.170 lượt người tham gia; tổ chức 30 hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS, vùng sâu, vùng xa.

Việc phối hợp trong công tác vận động, phát huy vai trò NCUT trong đồng bào dân tộc được chú trọng. NCUT được cấp Báo Hòa Bình, Báo Dân tộc phát triển và hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần. Từ đó, họ đã có nhiều đóng góp thiết thực trong xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ông Sùng A Sa, NCUT xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò (Mai Châu) là một ví dụ điển hình. Nguyên là cán bộ chủ chốt của xã, khi về nghỉ chế độ, ông được cấp ủy, chính quyền và bà con tín nhiệm bầu là NCUT. Ở cương vị mới, ông luôn chú trọng nắm bắt thông tin thời sự, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để vận động bà con thực hiện. Ông cũng thường xuyên bám địa bàn nhằm kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh ở cơ sở. Với hiểu biết, kinh nghiệm thực tế và uy tín của bản thân, ông đã vận động, thuyết phục bà con dân tộc Mông trên địa bàn có ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn ANTT; tích cực tham gia xây dựng NTM, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế; xây dựng hương ước, quy ước nhằm giữ gìn nếp sống văn minh, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, từng bước bài trừ hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang... 

Thực tế cho thấy, hoạt động phối hợp giữa Ban Dân tộc với Ban Dân vận Tỉnh ủy và với Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh cũng được tập trung vào việc giám sát thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chương trình phát triển KT-XH; các chính sách giảm nghèo, công tác dân tộc và các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của ĐBDTTS và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền những giải pháp về QLNN, thực hiện chính sách dân tộc hiệu quả, phù hợp với địa phương. Theo đánh giá của Ban Dân tộc, thông qua công tác phối hợp đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của bà con. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày càng gắn bó, đoàn kết trong xây dựng cuộc sống mới.

Nhằm tiếp tục đồng hành, sâu sát nắm tình hình vùng ĐBDTTS để kịp thời phản ánh, phản biện và tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh có những quyết sách, định hướng tạo sự phát triển đồng bộ, bền vững trong vùng dân tộc. Cuối tháng 1 vừa qua, Ban Dân tộc đã ký kết chương trình phối hợp công tác với Ban Dân vận Tỉnh ủy và với Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác dân tộc và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi. Hoạt động này sẽ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân nói chung và ĐBDTTS trong tỉnh nói riêng.


Thu Hiền

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục